TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1149

Dầu rất đa dạng, và dầu có thể còn đối nghịch nhau ở một số nguyên lý hay
những hậu quả của chủ nghĩa phê phán, những hệ thống triết lý đáng kể sắp nở ra,
tiếp nối nhau theo một nhịp đều đặn, vững vàng ở Đức giữa những năm 1790 và
1830 và đánh dấu lịch sử triết học một cách quyết định, tất cả đều tiến hành từ
sức đẩy của Kant: Fichte, Schelling, Schopenhauer, Hegel - ấy là chỉ nêu lên
những khuôn mặt ở hàng đầu-đều đã nhận được cú hích quyết định của Kant. Có
lẽ họ không dựa vào cùng những tác phẩm, có người suy tư nhiều hơn khởi đầu từ
Phê phán lý tính thuần tuý, người khác từ Phê phán lý tính thực tiễn, và cả những
người khác từ Phê phán khả năng phán đoán, nhưng họ đều thấy nơi Kant là
người khởi xướng cuộc cách mạng triết học, không phải là không tương tự với
cuộc cách mạng được hoàn thành, trong thời đó và trong giới của mình, bởi
Luther. Đối với tất cả những nhà tư tưởng kế thừa ông, Kant là người đã dứt
khoát giải phóng tư tưởng ra khỏi mọi lệ thuộc vào đối tượng. Đối với họ, Kant là
người phục hưng sự tự trị và tầm lớn lao của tinh thần, người cách tân của thời
đại mới.

Không một ai trong những triết gia lớn này mà không phán đoán, thừa nhận và
công bố - dầu triết học riêng của họ và những phê phán của họ như thế nào, ngay
cả những tra vấn không thương xót của họ chống lại Kant - rằng với ông, đã xảy
ra một biến cố phi thường trong lịch sử tư tưởng, một khởi đầu mới của triết lý,
nếu không muốn nói là một khởi đầu tuyệt đối, đến độ đòi hỏi mối liên hệ thân
tộc, ngay cả khi họ phủ nhận Kant.

Fichte sẽ giữ lại từ Kant rằng phải lựa chọn giữa chủ nghĩa giáo điều và chủ
nghĩa duy tâm, giữa triết học đa biệt trị và triết học tự trị, triết học về sự vật và
triết học về bản ngã, và coi giữa triết học của Kant so với những nền triết học
trước đây, là nền triết học duy nhất khẳng định tự do của con người. Với Kant con
người được nâng lên ý thức trọn vẹn về tự do, thôi không còn tin vào sự vật, ý
thức về tình trạng tự tri và độc lập của mình trong tương quan với tất cả những gì
bên ngoài mình. Cuốn Học thuyết về khoa học của Fichte không muốn làm điều
gì khác hơn là suy tư một cách hệ thống về cuộc cách mạng này.

"Hành động của Kant quả thật là phi thường", Schelling tuyên bố, khi trình bày
trong những bài giảng ở Munich của ông sự tài bồi do Kant đem lại, sau khi đã vẽ
lại nền siêu hình học trong nhà trường. "Với sự xuất hiện của Kant, dòng chảy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.