TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 129

bộ những khoái lạc để tạo ra hạnh phúc cũng là một nhiệm vụ khá tế nhị chứ
không phải đơn giản chút nào.

Như vậy, bậc hiền nhân không có một đời sống hoàn toàn dễ chịu, mà kẻ khùng
điên cũng chẳng phải là có một đời sống hoàn toàn nặng nề; vấn đề là số lượng.
Vả chăng, để được hạnh phúc, chỉ cần gặp một khoái lạc (7). Minh triết là một
điều thiện, nhưng tự thân nó không phải là một đức hạnh, mà chỉ qua những hiệu
ứng của nó.

DIOGÈNE LẶRCE, Cuộc đời các hiền nhân

1. Khoái lạc là một chuyển động êm dịu của tâm hồn.

2. Khoái lạc bền vững.

3. Bởi vì chỉ có những sự vật đặc thù hiện hữu. Ngược lại, niềm tin vào hạnh
phúc bao hàm sự tồn tại của những ý tưởng hoặc những hữu thể phổ quát và một
Kỳ gian ( durée) không bị giản qui vào hiện tại.

4. Triết sử gia, thời đại không rõ.

5. Bởi vì thực tại chỉ hiện hữu nếu nó đang có mặt và nó tạo ra trong tâm hồn một
chuyển động.

6. Cùng lập luận như trên về sự vắng mặt của đau khổ.

7. Sự khẳng định thực tính của cái đang có mặt.

Chân lý của cảm thụ, qui ước của ngôn ngữ

Thực tại được giới hạn vào cảm thụ (pathos) hiện tại của tâm hồn. Như vậy, đối
tượng khách quan không được nhận biết và chúng ta chỉ có ý thức về chính
chuyển động của tâm hồn chúng ta. Mỗi người chỉ biết được cảm thụ của chính
mình, mang tính đặc thù và bất khả truyền thông. Chúng ta chỉ truyền thông nhờ
qui ước của ngôn ngữ, mà không thể biết được mỗi người chúng ta cảm thấy cái
gì trong cõi riêng tư khi người ấy sử dụng một từ chung cho mọi người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.