TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 130

SEXTUS EMPIRICUS (Y sĩ và triết gia hoài nghi thế kỷ thứ nhì)

"Đối với những triết gia Cyrénaiques, các cảm thụ (pathè) có giá trị của những
tiêu chuẩn; chúng là những vật duy nhất mà chúng ta có thể lãnh hội và có tính
chất bất khả ngộ (infaillible); ngược lại, nói về những tác nhân đã tạo ra những
cảm thụ này thì không có gì có thể lãnh hội và không có gì được miễn trừ sai lầm.
Bởi vì, cho rằng chúng ta nhận ra màu trắng, cho rằng chúng ta cảm nhận sự dịu
dàng, chuyện đó thì có thể coi là bất khả ngộ và bất khả phi bác (irréfutable).
Nhưng tác nhân của cảm thụ này có quả thật là trắng hoặc là dịu dàng hay không,
chuyện này chúng ta không thể khẳng định vì chẳng có cơ sở nào để khẳng định
(1); bởi vì hình như rằng người ta có thể cảm thấy một cảm thụ về màu trắng từ
cái không trắng và một cảm thụ về sự dịu dàng từ cái không dịu dàng. Bởi vì cảm
thụ được tạo ra nơi chúng ta chẳng chứng tỏ cái gì khác hơn ngoài chính nó (2).
Từ đó đưa đến hệ quả là, nói thật ra chỉ có ấn tượng tương đối với chúng ta tạo
nên một hiện tượng. Từ đó cũng đưa đến hệ quả là không có một tiêu chuẩn
chung đối với tất cả mọi người để thẩm định những đối vật khách quan, và người
ta dùng những danh từ chung (3) để chỉ các đồ vật. Mọi người cùng sử dụng từ
"trắng", từ "dịu dàng", nhưng không ai có cái trắng, cái dịu dàng chung chung cả.
Bởi vì mỗi người chúng ta nhận ra chính cảm thụ của mình, nhưng không ai có
thể nói là cảm thụ mà anh ta nhận thấy từ cái trắng là trùng hợp với cảm thụ của
người bên cạnh (4); để làm được điều đó thì chính tự ta phải cảm thấy được cái
cảm thụ mà người bên cạnh cảm thấy - Mà điều đó là bất khả . Vậy nên, nếu
không có tri giác chung về một ấn tượng được cảm thấy bởi hai người khác nhau,
thì sẽ là tự phụ vô lối, thiếu cơ sở nếu cho rằng một hiện tượng nào đó với tôi
cũng sẽ tạo ra nơi người bên cạnh một hiện tượng giống hệt như vậy. Vậy nên,
những đối vật chỉ có chung những cái tên gọi mà chúng ta ban cho chúng, nhưng
cảm thụ của mỗi người chúng ta vẫn là riêng của mỗi người."

SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà lô-gích học.

1. Như vậy bản chất của sự vật vụt thoát khỏi chúng ta và cả cái gọi là yếu tính
khả niệm của nó.

2. Các triết gia khắc kỷ, trái lại, chủ trương rằng chúng ta cùng lúc có được ý thức
thụ cảm (la conscience d’être affecté) và tri thức về đối vật đang tác động vào các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.