TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 133

biện giả, có phần bất công khi chỉ đả kích những lạm dụng kỹ xảo, ngôn từ của
họ mà không xét đến những đóng góp của họ vào sự tiến bộ của ngôn ngữ và tu
từ học. Những mối quan tâm kiểu Socrate này để lại một dấu vết sâu xa trên
những đối thoại đầu tiên.

Đến khi Socrate mất thì tám năm quyết định này trong cuộc đời Platon cũng kết
thúc. Lúc đó Platon hai mươi tám tuổi. Ông đã không chứng kiến cái chết của
thầy trong nhà giam, có lẽ vì lúc đó ông bệnh nặng và đang trú ẩn tại Mégare.

Người ta không thể ước lượng chính xác quãng thời gian ông lưu trú tại Mégare,
có thể có một ảnh hưởng nào đó khi hé lộ cho ông thấy sự cần thiết phải đồng hoá
Nhất thể với Điều Thiện, và tầm quan trọng của biện chứng pháp như là cách tra
vấn.

Rồi Platon rời Mégare - có lẽ sau ba năm - để đến Ai Cập. Ở đó ông chịu sự mê
hoặc mà xứ sở này vào thời ấy, tác động lên tâm trí người Hy Lạp. Nếu ta tin lời
Plutarque, thì huyền thoại về việc đản sinh Eros, trong đối thoại Bữa Tiệc rõ ràng
được khơi nguồn cảm hứng từ văn học thần thoại Ai Cập. Còn nhiều nét khác xác
nhận mối hứng thú của Platon đối với Ai Cập. Từ miền đất huyền thoại này,
Platon đi đến thành Cyrène (thuộc Lybie ngày nay), hội kiến Aristippe và
Théodore, bậc thầy trong đối thoại Théétète.

Người ta không rõ lắm là Platon khi rời Ai Cập thì quay trở về Athènes hay trái
lại đến thẳng miền Nam Ý - Ảnh hưởng của Ý sẽ có tính chất quyết định, vừa do
sự gặp gỡ với truyền thống Éléate (Parménide sẽ là tên của đối thoại đưa lên sân
khấu hai thầy trò Parménide và Zénon d’Elée và phản ánh, dưới mắt những người
theo Tân thuyết Platon, cốt tuỷ của việc giảng dạy ở Académie) và với việc gặp
gỡ những môn đồ phái Pythagore. Platon thu thập các sách vở của Philolaos có lẽ
vừa để giúp ông này, vừa từ đó rút ra ý tưởng rằng những nguyên lý của các con
số, rồi của tất cả mọi đại lượng là giới hạn và vô giới hạn; và ông gặp Archytas
mà ông học hỏi không chỉ về các con số, mà còn về tỷ lệ.

Năm 388, lần đầu tiên gặp Platon đến đảo Sicile, lúc ấy dưới quyền trị vì của
Denys đệ nhất, vị này có người anh rể là Dion cũng say mê triết học và trao đổi
thư từ với Platon. Tại đó ông cũng làm quen với thi sĩ hài kịch Epicharme - Ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.