TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1363

thuở thanh niên, ông đã chọn tự hướng về Spencer và thuyết tiến hoá, chứ không
hướng về Kant mà ảnh hưởng, vào thời ông, đang thống lĩnh trong các đại học.

Triết lý chiết trung (La philosophie éclectique)

Trái với Bergson, trường phái chiết trung lại gặp tình huống khó xử, khi muốn
hoà giải mọi học thuyết, muốn lúc nào cũng duy trì lập trường của Kant với lập
trường của Biran. Hamelin đưa ra nan đề bất khả giải của học thuyết: "Sau khi đã
bắt đầu bằng cách đối lập học thuyết của Kant về các khái niệm và các nguyên lý
tiên nghiệm với học thuyết của Condillac", trường phái chiết trung của Victor
Cousin chào đón lý thuyết của Maine de Biran theo đó những khái niệm đầu tiên
có nguồn gốc trong ý thức chứ không còn phải trong lý trí. Nhưng vì không tìm
thấy trong lý thuyết bày sự giải thích cho tính phổ quát và tính tất yếu của những
nguyên lý mà người ta không hề muốn khước từ, người ta lại rao giảng cùng lúc -
và không phải là không có một mâu thuẫn hiển nhiên - nguồn gốc thực nghiệm
của những khái niệm đầu tiên trong ý thức và nguồn gốc thuần lý và tiên nghiệm
của những nguyên lý đầu tiên.

Phân tích phản tư (L’analyse réflexive)

Tình huống của các triết gia đề xướng việc phân tích phản tư thì lại khác hẳn. Có
lẽ Lachelier, người theo Kant, cũng là một độc giả lớn của Maine de Biran, và
còn có thể nghĩ rằng thông giác nội tâm (l’aperception interne) mà Biran rất
quyến luyến, thì khác về bản chất với trực giác về một dữ kiện tức thời
(l’intuition d’une donnée imnédiate), trong mức độ mà ta phải phân biệt ý thức về
một hành vi và ý thức về một tồn tại. Như thế, ý thức có thể được coi như một sự
phản tư. Tuy nhiên, chính phương pháp phản tư cũng khác. Hẳn rồi, vấn đề luôn
luôn là đi từ tâm lý học đến siêu hình học, nhưng không còn phải nhờ vào việc
khám phá một sự kiện ban sơ ưu thế. Chẳng hạn, bàn về một chức năng tâm lý
như tri giác, người ta sẽ đi ngược từ việc nhận xét sự kiện đến nhận xét những
điều kiện tất yếu, để từ đó hướng lên đến tư tưởng thuần tuý, tư tưởng quy phạm
(la pensée norme) và như thế thâm nhập qua bên kia những hình thức lôgích, vào
trong chính siêu hình học. Vậy là cuối cùng chính là từ Kant mà phương pháp
phản tư thuộc về. Như Paul Ricoeur đã nói: "Theo phương pháp này, tư tưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.