TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1480

một giai đoạn nào đó trong việc phát triển các phương tiện sản xuất và trao đổi
này, các hoàn cảnh mà trong đó xã hội phong kiến sản xuất và trao đổi, tổ chức
nông nghiệp và công nghiệp sản xuất phong kiến, tóm lại là các mối quan hệ tài
sản thời phong kiến không còn tương hợp nữa với các lực lượng sản xuất đã được
phát triển, chúng có quá nhiều sự kiềm chế. Chúng phải nổ tung ra từng mảnh,
chúng đã nổ tung ra từng mảnh.

Sự cạnh tranh tự do, được kết hợp với thể chế xã hội chính trị phù hợp với nó, với
sự thống trị của tầng lớp giai cấp tư sản, đã từng bước đi vào vị trí của mình.

Một phong trào tương tự đang tiếp tục diễn ra trước mắt chúng ta. Xã hội tư sản
hiện đại với các mối quan hệ sản xuất, trao đổi và tư hữu đã dựng lên các phương
tiện sản xuất và trao đổi phi thường như thế sẽ giống như thầy phù thuỷ không
còn khả năng kiểm soát các âm binh mà ông gọi lên bằng các câu thần chú nữa.
Trong nhiều thập niên đã qua, lịch sử công nghiệp và thương mại chỉ là lịch sử
khởi nghĩa của các lực lượng sản xuất hiện đại chống lại các quan hệ sản xuất
hiện đại, chống lại các quan hệ tư hữu đã điều kiện hoá sự tồn tại của giai cấp tư
sản và sự thống trị của nó. Chỉ cần kể ra các cuộc khủng hoảng thương mại với sự
lặp lại có tính định kỳ đã đặt thành vấn đề và càng ngày càng đe doạ toàn bộ sự
tồn tại của xã hội tư sản. Trong các cuộc khủng hoảng này, không những phần lớn
các sản phẩm hiện nay, mà còn cả các lực lượng sản xuất được tạo ra trước kia,
cũng bị phá huỷ theo từng thời kỳ. Trong các cơn khủng hoảng này, bộc phát một
bệnh dịch mà trong mọi kỷ nguyên khác có vẻ là một điều vô lý - đó là bệnh dịch
sản xuất dư thừa. Xã hội thình lình tự nhận thấy được đặt trở lại vào trạng thái
man rợ nhất thời; nó có vẻ giống như nạn đói kém, chiến tranh phá huỷ toàn thế
giới đã cắt đứt nguồn cung cấp mọi phương tiện sinh sống; nền công nghiệp và
thương mại có vẻ như bị phá huỷ. Và tại sao? Vì có quá nhiều nền văn minh, quá
nhiều phương tiện sinh sống, quá nhiều nền công nghiệp, quá nhiều nền thương
mại. Các lực lượng sản xuất tuỳ ý xã hội sử dụng không còn có khuynh hướng
đẩy mạnh sự phát triển các điều kiện tạo ra tài sản cho giai cấp tư sản nữa; ngược
lại chúng có quá nhiều quyền lực đối với các điều kiện này, lúc đó đã trở thành
chướng ngại cho nó, và khi chúng vừa khắc phục các chướng ngại này xong thì
lại mang sự lộn xộn vào trong toàn bộ xã hội giai cấp tư sản gây nguy hiểm cho
sự tồn tại của quyền tư hữu tư sản. Hệ thống tư sản trở nên quá hạn hẹp không thể
bao gồm sự thịnh vượng được chúng tạo ra. Và giai cấp tư sản khắc phục các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.