TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1605

một linh hồn xã hội" (une psyché sociale), cũng không ám chỉ đến cái được cho là
"tinh thần tập thể" (un prétendu esprit collectif), tinh thần bằng những qui luật
riêng của nó, độc lập với ý thức của những cá nhân và với những quan hệ vật chất
có thể xác định, tự thực hiện và tự biểu hiện trong đời sống xã hội. Chuyện đó
chẳng khác nào tuyên xưng một thứ chủ nghĩa thần bí huyền hoặc mơ hồ (7) […]

Nhưng tôi muốn nói những điều khiêm tốn hơn, những chuyện đời thường hơn,
nghĩa là những trạng thái tinh thần cụ thể và rõ ràng. Khoa tâm lý xã hội đó mà
không ai có thể giản qui thành những điển lệ trừu tượng, bởi vì trong phần lớn
trường hợp, nó chỉ có tính mô tả, đó là những gì mà các sử gia giỏi kể chuyện,
các nhà hùng biện, các nghệ sĩ, các nhà tiểu thuyết và các nhà ý thức hệ đủ mọi
kích cỡ đã nhìn thấy và cho đến nay, đã quan niệm như là đối tượng độc quyền
cho những nghiên cứu của họ. Những tay phiến động, những nhà hùng biện,
những chuyên gia tuyên truyền thường tham chiếu và kêu gọi đến thứ tâm lý học
này, vốn là ý thức chuyên biệt của con người trong những điều kiện xã hội nhất
định. Chúng ta biết nó là kết quả, là cái phái sinh (le dérivé) là hiệu ứng của
những điều kiện xã hội nhất định trong thực tại (6) - một giai cấp nhất định nào
đó, trong một tình huống nhất định, bằng những chức năng mà nó đảm nhận,
bằng sự lệ thuộc mà nó bị gắn vào, bởi ảnh hưởng mà nó tác động; - và tiếp theo
những giai cấp này, những chức năng này, sự lệ thuộc này và ảnh hưởng này giả
thiết một hình thức nhất định nào đó của sản xuất và phân phối những phương
tiện trực tiếp cho đời sống, nghĩa là một cơ cấu kinh tế nhất định. Khoa tâm lý xã
hội này, do bản chất luôn tuỳ theo tình huống của nó không phải là sự biểu lộ của
tiến trình trừu tượng và chủng loại của cái gọi là tinh thần nhân loại. Đó luôn luôn
là sự tạo thành chuyên biệt của những điều kiện đặc biệt (7).

Antonio LABRIOLA, Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

1. Trong bài thơ "Về mọi cách" của tập Thượng đế và Thế giới (Hegel bình giảng
trong Bách khoa thư các khoa học triết học)

2. Xác nhận sự quyết định của hạ tầng kiến trúc vật chất và xã hội.

3. Bác bỏ thuyết duy kinh tế nó đơn giản hoá những trung gian này (so sánh với
Plekhanov)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.