TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1603

Antonio Labriola là giáo sư triết học ở Rome. Việc ông gia nhập vào phong trào
xã hội chủ nghĩa mới phát sinh ở Ý dẫn dắt ông tới việc nghiên cứu tư tưởng
Marx. Đối lại với chủ nghĩa cải lương của Đảng lao động Ý, ông nêu lên sự cần
thiết của một cương lĩnh hành động đặt cơ sở trên những phân tích Mác-xít.
Những công trình truyền bá và bình giải của ông được đọc rộng rãi trên khắp
Châu Âu. Chúng tạo một ảnh hưởng mạnh mẽ ở Ý, nhất là trên Croce và trên
Gramsci.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Le Matérialisme historique) - 1896.

Chống lại Chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa Darwin xã hội và những
cuộc trỗi dậy trở lại của siêu hình học cũ dưới những hình thức mới, Labriola
khẳng định nội tại tính của những qui luật lịch sử (l’immanence des lois de
l’histoire) - đấu tranh giai cấp - và khuynh hướng của chúng tiến về sự liên kết
những người lao động và sự phát triển hợp tác và toàn diện mọi khả năng". Đó là
sự tiên kiến duy nhất của chủ nghĩa cộng sản phê phán (le communisme critique).

Dữ kiện tồn tại sẵn (le donné préexistant) điều kiện hoá thành hành động con
người, nhưng hành động con người loại trừ mọi thứ định mệnh, dầu là định mệnh
của nguyên trạng (statu quo) hay định mệnh của sự vượt qua (la fatalité du
dépassement)

Phức tính của những quan hệ giữa hữu thể xã hội và ý thức (La complexité des
rapports entre l’être social et la conscience)

"Không có sự kiện lịch sử nào lại không nhắc nhở lại, bởi nguồn gốc của nó,
những điều kiện của cơ cấu kinh tế hạ tầng, nhưng cũng không có sự kiện lịch sử
nào lại không được đi trước, được đi cùng và được theo sau bởi những hình thức
xác định của ý thức, dầu là ý thức mê tín hay thực nghiệm, hồn nhiên hay phản
tư, xung động hay tự chủ, huyền bí hay suy lý. Nhưng ý thức không phải là biểu
tượng đơn và thuần của những điều kiện vật chất. Nắm bắt được phức tính trong
những quan hệ của chúng, đó là tham vọng của khái niệm tâm lý học xã hội"
(psychologie sociale) được nêu ra ở đây, với ít nhiều thận trọng.

Từ lý do lịch sử phải được lãnh hội trong tính toàn diện của nó, và rằng nơi nó,
cái nhân và cái vỏ chỉ là một, như Goethe (1) đã nói điều ấy về mọi sự vật, ba hậu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.