cho những quan điểm tổng quát của chủ nghĩa Marx.
Yếu tố kinh tế và những yếu tố khác (Le facteur économmique et les autres
facteurs)
Chống lại ý tưởng có nhiều yếu tố lịch sử, Plekhanov duy trì yếu tố quyết định là
kinh tế xét cho rốt ráo. Nhưng đồng thời cũng e ngại tính sơ đồ sự giản lược của ý
tưởng này, ông đặt phức tính vào trong tạp dị tính của những phản ảnh từ những
tương quan xã hội vào trong ý thức. Như thế đã đủ chưa để nghĩ về tính đặc thù
của những tạo thành xã hội của cùng một phương thức sản xuất? Con người xã
hội chỉ là sản phẩm của các cơ cấu? Đâu là vai trò thực sự của nó trong lịch sử?
Một tình trạng nào đó của những lực lượng sản xuất điều kiện hoá một cơ cấu
kinh tế nào đó của xã hội. Những tương quan pháp lý và chính trị phát triển từ cơ
cấu này. Và toàn bộ những tương quan này phản ánh vào trong ý thức con người
và điều kiện hoá hành vi của họ (1). Đôi khi kinh tế tác động lên những ứng xử
của con người qua trung gian của chính trị; đôi khi nó tác động qua trung gian
của triết học, của nghệ thuật, hay của một hệ tư tưởng khác; nhưng chỉ với thời
gian, vào những giai đoạn về sau của tiến hoá xã hội, mà kinh tế, trong ý thức
nhân loại, mới mang bộ mặt kinh tế đích danh. Thường khi là nó tác động lên con
người bằng phương tiện của mọi yếu tố này cúng lúc, tác động hỗ tương của
chúng cũng như là tính mãnh liệt của từng mỗi yếu tố đặc thù tuỳ thuộc vào
những quan hệ xã hội nhất định, những tương quan đó có nguồn gốc từ một cơ sở
kinh tế nào đấy, một hiện tượng đến lượt nó bị qui định bởi tính cách của cơ sở
này.
Vào những giai đoạn khác nhau trong cuộc tiến hoá kinh tế của xã hội, mỗi hệ tư
tưởng, trong một mức độ khác nhau, đều chịu tác động của những hệ tư tưởng
khác. Ở căn nguyên, pháp quyền lệ thuộc vào tôn giáo. Rồi vào thế kỷ mười tám
chẳng hạn, nó rơi vào ảnh hưởng của triết học. Để loại trừ ảnh hưởng của tôn giáo
trên pháp quyền, triết học phải mở ra như cuộc đối đầu của những ý niệm trừu
tượng (2). Và hình như đối với chúng tôi mỗi yếu tố có được hay mất đi tầm quan
trọng bởi hiệu ứng từ chính sức mạnh của nó và từ những qui luật nội tại đối với
tiến hoá của sức mạnh đó, trong khi thực ra số phận của nó hoàn toàn bị qui định
bởi cuộc tiến hoá của những quan hệ xã hội.