TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1602

Một đối chiếu song hành giữa cách mạng Pháp và cách mạng Anh cho thấy số
phận của mọi yếu tố tuỳ thuộc vào những đặc tính, kể cả những đặc tính thứ yếu
của những tương quan này, đến mức nào. Guizot, trong lời tựa bộ Lịch sử cách
mạng Anh (3) của mình, đã nêu rõ ràng cuộc cách mạng này cũng như cuộc cách
mạng kia đều phát sinh từ cùng những nguyên nhân và có cùng những mục đích.
"Khuynh hướng cũng như nguồn gốc đều giống nhau. Những ước muốn, những
cố gắng, những tiến bộ đều hướng về cùng một mục đích". Nhưng cùng những
khuynh hướng lại biểu lộ cách khác ở Anh so với ở Pháp. Ở xử sở sương mù nó
mang sắc thái tôn giáo, còn ở xứ sở rượu vang nó mang sắc thái triết lý. Sự khác
biệt này trong vai trò của những yếu tố do nơi một số khác biệt thứ yếu trong
những quan hệ giai cấp (4) […]

Khi những địch thủ của quan niệm duy vật lịch sử nói rằng tiến hoá của nhân loại
được hoàn thành dưới ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và rất khác biệt nhau, thì
đúng là họ đã phát biểu một chân lý lớn. Nhưng cái chân lý lớn này qui về chỗ là
những tương quan thực tế giữa những con người trong xã hội và tiến hoá lịch sử
của những quan hệ này phản ánh trong ý thức con người dưới vô vàn góc cạnh rất
khác nhau, đặt trên những bình diện khác nhau […]

Và bởi vì chúng ta đã biết rằng cái gì điều kiện hoá những quan hệ xã hội giữa
những con người, nên sự đa dạng và tạp dị của những yếu tố sẽ không ngăn cản
chúng ta nhận định lịch sử theo quan điểm nhất nguyên duy vật (le monisme
matérialiste).

Georges PLEKHANOV, Quan niệm duy vật về lịch sử, t. 295-297.

1. Xem Marx, Góp phần phê phán kinh tế chính trị, Dẫn luận 1859.

2. Như "quyền tự nhiên", khái niệm "pháp nhân" (personne juridique) v.v…

3. Xuất bản từ năm 1826

4. Đối chiếu với Labriola.

LABRIOLA

(1843-1904)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.