TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 175

của các khoa nghệ thuật này bị thôi thúc thực tập tư duy bằng cách chiêm ngắm
những đối tượng mà các giác quan không thể nhận biết được. Nhưng vì chúng bắt
đầu khởi đi từ những giả thiết mà không ngược về chính nguyên lý nên thầy thấy
dường như họ không nắm bắt được tinh lý của những đối vật ấy, dầu rằng đó là
những vật khả niệm với một nguyên lý (5). Và con thấy hình như là thầy gọi khoa
học của nhà hình học và các nhà thông thái khác là tri thức suy luận
(connaissance discursive) chứ không phải là trí thông minh, vì tri thức suy luận là
một loại trung gian giữa dư luận và trí thông minh.

PLATON, Cộng hoà

1. Phân đoạn c.

2. Phân đoạn d.

3. Biện chứng pháp nâng tâm hồn đến Nhất thể và điều Thiện, và còn xứng đáng
hơn cái tên gọi khoa học.

4. Tri thức về hữu thể và những cái khả niệm tạo thành phân đoạn d.

5. Tính khả niệm thôi chưa đủ, chỉ sự tăng tiến biện chứng về nguyên lý mới tạo
nên trí thông minh triết học. (L’intelligence philosophique)

Bốn vận trù (opérations) của tâm hồn

Kết luận của quyển VI, bộ sách Cộng hoà tóm tắt những bước phát triển riêng của
công cuộc giảng huấn bằng lời.

SOCRATE.- Cậu đã hiểu rõ rồi đấy, Glaucon à. Giờ đây hãy áp dụng bốn vận trù
của tâm hồn vào bốn phần đó: trí thông minh cho phần cao nhất, tri thức suy luận
cho phần thứ nhì, niềm tin cho phần thứ ba, và sự phỏng đoán cho phần cuối
cùng, và sắp xếp chúng theo thứ tự của độ minh nhiên, bằng cách khởi đi từ
những ý tưởng rằng, các đối tượng của chúng càng tham thông nhiều hơn vào
chân lý, thì chúng càng có độ minh nhiên rõ nét hơn.

GLAUCON.- Con hiểu rồi và nhất trí với thứ tự mà thầy đưa ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.