TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1800

luôn canh thức để giữ cho nó cái chiều kích cách mạng này (cette dimension
révolutionnaire).

Việc làm sáng tỏ chức năng này (1) của lý thuyết vừa đồng thời mở ra con đường
tìm hiểu yếu tính lý thuyết của nó: nghĩa là đến phương pháp biện chứng. Sự kiện
đã bỏ qua điểm quyết định quá đơn giản này đem đến nhiều lẫn lộn trong những
cuộc tranh luận về phương pháp biện chứng; bởi vì, cho dầu người ta có phê bình
những triển khai của Engels trong quyển Chống-Dhring (có tính quyết định đối
với tiến hoá về sau của lý thuyết) (2), dầu là người ta coi chúng như là còn bất
cập đi nữa, hay là người ta coi chúng như là cổ điển, dầu sao phải thừa nhận là
chúng còn thiếu chính chiều kích này. Quả thật, Engels mô tả việc khái niệm hoá
của phương pháp biện chứng khi đem đối lập nó với khái niệm hoá "siêu hình";
ông nêu lên, với sự am hiểu sâu sắc, sự kiện là trong phương pháp biện chứng,
tính cứng nhắc của những khái niệm (la rigidité des concepts) - và của những đối
tượng tương ứng với chúng - tan hoà đi, rằng biện chứng là một tiến trình thường
hằng của chuyển hoá lưu hoạt (3) từ một xác định này vào trong một xác định
khác, một vượt qua thường trực của những đối thể, rằng biện chứng là sự chuyển
hoá của chúng từ cái này thành cái kia (và ngược lại); rằng, bởi vậy, tính nhân
quả đơn phương và cứng nhắc (la causalité unilatérale et rigide) phải được thay
thế bởi tác động hỗ tương. Nhưng khía cạnh cốt yếu nhất của tác động hỗ tương
này, tương quan biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong tiến trình lịch sử (la
relation dialectique du sujet et de l’objet dans le processus de l’histoire) chẳng hề
được nhắc đến, lại càng ít được đặt vào trung tâm (như lẽ ra nó đáng được như
thế) của những nhận định phương pháp luận. Vậy mà, bị tước đi sự xác định này,
phương pháp biện chứng (cho dầu có còn giữ lại, một cách thuần tuý biểu kiến,
thực thế, những khái niệm "lưu hoạt") hết còn là một phương pháp cách mạng.
Lúc đó sự khác biệt với siêu hình học không còn được tìm kiếm trong sự kiện là
nơi mọi nghiên cứu siêu hình, đối tượng của việc nghiên cứu phải vẫn là không
chạm đến và không thay đổi và rằng, do vậy, việc nghiên cứu vẫn còn trong một
viễn tượng thuần tuý trực quan (4) và không trở thành thực tiễn trong khi mà đối
với phương pháp biện chứng việc biến đổi thực tại (la transformation de la
réalité) trở thành vấn đề trung tâm. Nếu người ta bỏ qua chức năng trọng tâm đó
của lý thuyết, thì lợi thế của việc khái niệm hoá lưu hoạt trở thành vô cùng mong
manh. Điều đó trở thành một công việc thuần tuý "khoa học". Phương pháp có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.