TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1798

LÉNINE, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,

Toàn tập, tập 14, tr.132 - 133.

Quan điểm đời sống và trọng thực tiễn phải là quan điểm đầu tiên và cơ bản của
tri thức luận. Và tất yếu nó dẫn đến chủ nghĩa duy vật đồng thời xô dạt khỏi con
đường đi của mình những lời lảm nhảm bất tận từ trường phái kinh viện của quý
vị giáo sư. Dĩ nhiên là không nên vì thế mà quên rằng tiêu chuẩn thực hành, xét
cho kỹ, không bao giờ có thể xác nhận hay bác bỏ hoàn toàn (6) một biểu tượng
nhân văn, bất kỳ là biểu tượng nào. Tiêu chuẩn này cũng khá "thiếu chính xác" để
không cho phép những tri thức của con người tự biến thành tuyệt đối, và đồng
thời cũng khá chính xác để cho phép mở một cuộc đấu tranh, không khoan
nhượng chống lại mọi biến hình của chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri (7).
Nếu những gì thực tiễn xác nhận là một chân lý khách quan duy nhất và tối hậu
vậy thì phải thừa nhận rằng con đường duy nhất dẫn đến chân lý đó là con đường
của khoa học (8) đặt trên một quan niệm duy vật.

LÉNINE, Sách đã dẫn, t.147

1. Những môn đệ của Ernst Mach (1838 - 1916) mà theo họ, thực tại tối hậu của
thế giới chỉ được tạo thành bởi những cảm giác của chúng ta.

2. Nó hướng đến tương quan nhận thức giữa tư tưởng và thực tại.

3. Theo nghĩa đối tượng của nó là thực tại bên ngoài.

4. Một trả lời đối với quan điểm của Mach.

5. Xem Marx, Những luận đề về Feuerbach.

6. Đối lại thuyết thực dụng (Pragmatisme).

7. Thuyết bất khả tri (Agnoticisme): lập trường triết học theo đó cuộc tranh luận
này là không thể giải quyết.

8. Theo nghĩa tri thức khoa học nói chung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.