TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1803

anh ta. Người ta có thể nói là có hai ý thức lý thuyết (hoặc một ý thức mâu
thuẫn): một được mặc nhiên hàm ẩn trong hành động của anh ta và nó thực sự
hợp nhất anh ta với mọi người cộng sự với mình trong lời nói, ở mặt ngoài, mà
anh ta đã thừa hưởng từ quá khứ và đón nhận không phê phán. Cái quan niệm
thuần ngôn từ này, tuy vậy lại không phải là không có hậu quả: nó nối kết lại
những sợi dây ràng buộc với một nhóm xã hội nhất định gây ảnh hưởng trên hành
vi đạo đức, trên định hướng của ý chí (3), một cách ít hay nhiều quả quyết có thể
đạt đến một điểm mà những mâu thuẫn của ý thức không còn cho phép một hành
động nào, một quyết định nào, một chọn lựa nào, và tạo ra một tình trạng thụ
động về đạo đức và chính trị. Sự lãnh hội có phê phán về chính mình vậy là được
thực hiện qua một cuộc đấu tranh giành bá quyền chính trị, theo những hướng đối
nghịch nhau, lúc đầu trong lãnh vực đức lý, tiếp theo trong lãnh vực chính trị (4)
để đạt đến một khởi thảo cao hơn cho ý thức của chính mình về thực tại. Ý thức
là yếu tố của một sức mạnh bá quyền nào đó (nghĩa là ý thức chính trị) là giai
đoạn đầu tiên để đi đến một tự_ý_thức tiên tiến ở đó lý thuyết (5) và thực tiễn
cuối cùng hợp nhất với nhau. Ngay cả sự hợp nhất lý thuyết và thực tiễn không
phải là một dữ kiện thực tế máy móc, mà là một sinh thành lịch sử nó có giai
đoạn sơ đẳng nguyên thuỷ trong cảm thức gần như có tính bản năng về sự phân
biệt, sự tách rời, sự độc lập và nó tiến hoá đến chỗ chiếm hữu thực sự và hoàn
toàn một thế giới quan mạch lạc và nhất quán. Đấy là lý do tại sao phải làm nổi
bật điểm bằng cách nào sự phát triển chính trị của khái niệm bá quyền biểu thị
một tiến bộ triết học lớn, thêm vào với khía cạnh chính trị thực tiễn của nó, bởi vì
nó kéo theo và tất yếu giả thiết một sự hợp nhất trí thức và một đức lý phù hợp
với một quan niệm về thực tại, nó vượt qua lương thức thông thường và đã trở
thành có tính phê phán, dầu rằng ở bên trong những giới hạn còn chật hẹp.

Antonio GRAMSCI, Chống Boukharine (Bút ký trong tù, 11) t. 146 - 147.

1. Những người bình thường.

2. Qua việc đọc Beneditto Croce, đây là một tiếng vọng từ Vico: "cái gì là đúng
và cái gì đã được thực hiện, trùng hợp nhau".

3. Hãy so sánh với những gì Marx nói về những chức năng tái sản xuất xã hội của
hệ tư tưởng thống trị (Tham khảo: Hệ tư tưởng Đức).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.