lúc tước đi ưu quyền lý thuyết của nó, chủ nghĩa duy vật hiện đại mang lại cho
tâm lý học một cơ sở khoa học cụ thể hơn.
Tất định tâm lý tự nó chưa phải là thứ tất định bá chủ, nó chỉ tác động và chỉ có
thể tác động bên trong và có thể nói trong những chiếc vảy áo giáp của tất định
kinh tế. Tầm mức và những giới hạn của nó được định đoạt bởi tầm mức và
những giới hạn của chính cá nhân. Tâm lý học có tầm quan trọng bao lâu mà
những biến cố nhân văn còn được xem xét trong tương quan của chúng với cá
nhân, nó không còn chút quan trọng nào khi vấn đề là chính những sự kiện nhân
văn (1). Có thể có vấn đề về tâm lý học lao động trong mức độ mà lao động được
xem xét trong tương quan với những cá nhân. Ngay khi không còn vấn đề lồng
những cá nhân vào trong lao động, lao động không còn là một vấn đề tâm lý.
Cũng vậy, hôn nhân là một sự kiện tâm lý trong mức độ mà vấn đề là giải thích
tại sao một cá nhân nào đó đã kết hôn với một cá nhân nào đó, nhưng không xa
hơn. Và như thế tâm lý học sẽ luôn luôn phải thích nghi với sự xác định cơ bản
của những sự kiện mà nó quan tâm, đó là sự xác định những yếu tố rất vật chất.
Nếu người ta muốn một sự so sánh, người ta có thể nói là tâm lý học đối với kinh
tế học thì cũng giống như sinh lý học đối với vật lý và hoá học, nếu như thực sự
có thể giản lược hoàn toàn những sự kiện sinh lý học vào những quá trình lý_hoá,
vắn tắt là một khoa học nó chỉ là một giai đoạn trong công cuộc nghiên cứu hoàn
bị những sự kiện mà nó đảm trách; một khoa học dành cho những sự kiện mà một
mình nó không có khả năng vét cạn sự nghiên cứu. Vậy là tâm lý học không hề
nắm giữ "huyền cơ" của những sự kiện nhân văn, đơn giản chỉ bởi vì, cái "huyền
cơ" đó không nằm trong lãnh vực tâm lý. Những sự kiện nhân văn phục tùng sự
quyết định vật chất (2), dầu rằng nó không đơn giản chỉ là sự quyết định của vật
chất. Chính vì lý do đó mà chúng tôi nói rằng tâm lý học thực chứng chỉ có đất
đứng trên chủ nghĩa duy vật hiện đại như mảnh đất này thoát thai từ những cuộc
nghiên cứu Mác-xít.
George POLITZER, "Tâm lý học cụ thể đi về đâu?" trong Những nền
tảng tâm lý học, tr. 169 - 170.
1. Sự phân biệt "chặt đứt bức rời" này tự thân nó không hẳn là không có vấn đề.