TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1807

Ernst Bloch.

Đà cách mạng (l’impétus/ l’élan révolutionnaire), quá khích nhất (1) mà cái
tiền_biểu_kiến_không tưởng của nó (son pré_apparaỵtre utopique) biểu lộ, đã nội
tại sẵn trong lịch sử. Cũng đúng là tất cả những gì phóng ra qua bên kia những sự
kiện đều hàm chứa nguy cơ, và nguy cơ đó ta chớ nên xem thường; nhưng đồng
thời cũng phải cự khước những vu cáo và những ngộ nhận cố tình chúng gán tầm
quan trọng quá mức cho sự trình bày tầm thường không tưởng như là một thứ lâu
đài ở tây ban Nha; cũng phải cự khước một quan niệm, vì muốn quá thực tiễn,
nên gán cho những mục tiêu trước mắt một tầm quan trọng cách tân quá lớn
khiến nó đi đến chỗ tuyên bố rằng những mục tiêu xa vời là phỉnh phờ và ta nên
ngoảnh mặt làm ngơ.

Trái lại chỉ nên để cho thái độ hoài nghi (2) mà Marx và Engels đã phát triển
thành một lập trường phê phán, có tính duy vật, gắn liền với lòng tôn trọng những
nhà không tưởng trước đây mà dưới mắt họ (Marx, Engels) đại diện cho những lý
thuyết gia cách mạng đầu tiên của xã hội. Vậy là người ta sẽ chỉ giữ lại lời
khuyến cáo chống lại sự vượt qua quá nhanh, bay vù qua những sự kiện, chống
lại những ai không thèm biết đến những giai đoạn trung gian trong quá trình thực
hiện, nhưng không phải vì thế mà một lời cảnh báo như vậy lại đưa đến việc phủ
nhận một chút nào ý thức về mục đích hướng đến tương lai - trái hẳn lại… Đó
chính là lý do tại sao công thức của Nguyên lý Hy vọng ấn định: Chủ nghĩa Marx
không phải là đối thể của ảo tưởng mà trái lại là tân thức của một không tưởng cụ
thể (Le Marxisme n’est pas le contraire d’une utopie mais au contraire le novum
d’une utopie concrète) (4). Con người làm nên lịch sử của mình, nhưng cho đến
bây giờ nó đã làm tệ hơn là tốt; nhưng một định mệnh chỉ đến với chúng ta từ
tương lai. Thay vì một định mệnh như vậy, lịch sử trở thành một cấu tạo mà
chúng ta có phận sự khải lộ và biến cách những hình thái, một toàn bộ mà tri thức
không làm biến đi trong sản phẩm những người tạo ra sản phẩm và điều được gọi,
theo phương diện chủ quan, là hạnh phúc và theo phương diện khách quan, là
chấm dứt tình trạng tha hoá (fin de l’aliénation).

Ernst BLOCH, Experimentum mundi, t.180.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.