TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1808

1. Tiếng Pháp "le plus ultra" có nghĩa vượt qua những giới hạn của tình huống
hiện tại.

2. Ở đây theo nghĩa từ khước công nhận hiện trạng như là chân lý bất biến trong
trật tự sự vật.

3. Xem Nguyên lý Hy vọng, chương 36.

ADORNO

(1903 - 1969)

Triết gia, lý thuyết gia nghệ thuật và âm nhạc, Theodor W.Adorno góp phần, với
Max Workheimer, định hướng, từ 1931, Viện nghiên cứu Xã hội Francfort về một
lý thuyết phê phán thời hiện tại, tố cáo tất cả những hiệu quả của việc hội nhập xã
hội và văn hoá của xã hội chú trọng việc sinh lợi (la société de rentabilité).

Trường phái Francfort nơi người ta còn thấy Walter Benjamin, Herbert Marcuse,
Karl Wittfogel và vài người khác nữa, họ tự xưng là môn đệ của Karl Marx
nhưng vẫn giữ khoảng cách với những đảng Cộng sản và chủ nghĩa Mác_Lê.
Trường phái này tự ly hương trước khi Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933. Từ
đó Adorno bắt đầu cuộc lưu vong dài hạn ở Luân Đôn, rồi ở Berkeley (Hoa Kỳ)
được đánh dấu bởi việc xuất bản những công trình tập thể (Biện chứng pháp của
lý trí, 1947, Nhân cách quyền lực, 1950). Adorno trở về Cộng hoà liên bang Đức
năm 1949.

Những công trình phong phú của ông về triết học, xã hội học, âm nhạc học tiếp
dưỡng chất cho một cuộc tranh luận lâu dài, nhất là với Karl Popper năm 1961,
về chủ nghĩa thực chứng trong những khoa học xã hội. Adorno, mà đối với ông,
"cái gì có thể khác vẫn chưa bắt đầu", phản bác lại Popper rằng "việc khước từ
một lý thuyết phê phán xã hội là một sự đào nhiệm: người ta không còn dám nghĩ
đến cái toàn bộ bởi vì người ta tuyệt vọng trong việc thay đổi nó".

MINIMA MORALIA (1951)

Đây là những suy tư về đời sống "bị cắt xén" (la vie mutilée). Tất cả những gì
làm nên đời sống đã trở thành một vấn đề riêng tư, chỉ còn thuộc về sự tiêu thụ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.