TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1809

theo sau quá trình sản xuất vật chất. Sự phê phán biện chứng ở đây khởi đi từ tồn
tại cá nhân và thâm nhập nội dung của văn hoá hiện đại khi nhìn trực diện cái tiêu
cực ở nơi mà tính tích cực của hệ thống đang ngự trị.

Tiến thoái lưỡng nan của người trí thức hiện đại (le dilemne de l’intellectuel
contemporain)

Các hoạt động trí thức được định vị trong sự phân chia lao động. Chúng có kinh
tế học làm nền tảng. Tuy nhiên vai trò của chúng là sự phê phán lý thuyết những
lời nói dối hiện đại. Cao vọng vươn đến một đời sống thuần tuý của tinh thần
cũng đầy ảo tưởng như việc bắt văn hoá phục tung những quy luật của hàng hoá
là phá hoại. Đứng trước lưỡng nan luận này làm thế nào, ngày nay, duy trì con
đường phê phán vẫn được rộng mở?

Người trí thức, nhất là người mà triết học lôi cuốn, thường xa rời đời sống thực
tiễn và đắm mình vào đời sống tinh thần. Nhưng đời sống thực tiễn không chỉ
điều kiện hoá tồn tại của ông ta, nó còn là nền tảng của thế giới mà ông ta phải
phê phán. Nếu ông không biết gì về cơ bản, ông nói giữa thinh không. Ông thấy
buộc phải chọn giữa việc tìm kiếm thông tin hay quay lưng lại với cái gì mình
ghét. Người trí thức bị lôi cuốn đem suy tư thay thế sự vật - một toan tính uổng
công chẳng nối kết ông ta với cái gì cả. Tầm quan trọng ngây thơ và dối trá gán
cho những sản phẩm trí tuệ bởi nền công nghiệp văn hoá chính thức chất thêm
những tảng đá mới vào bức tường ngăn cách tri thức về kinh tế học với tính bạo
tàn của nó. Sự cách ly của tinh thần đối với việc kinh doanh (business) giúp cho
việc kinh doanh trí tuệ trở thành một hệ tư tưởng thuận lợi. Tình trạng lưỡng nan
lan truyền đến những phản ứng tinh tế nhất của hành vi trí tuệ. Chỉ kẻ nào giữ
mình thuần khiết, một cách nào đó, mới có khá đủ thù hận, khá đủ cân não, khá
đủ tự do và hoạt tính để đối lập lại thế giới, nhưng chính cái tính thuần khiết ảo
tưởng này - bởi vì anh ta sống ở "ngôi thứ ba" (1) - đưa anh ta đến chỗ để cho thế
giới thắng thế, ở bên ngoài cũng như trong nơi sâu thẳm nhất của tư duy mình.
Nhưng kẻ nào biết quá rõ mọi thứ cơ giới thì quên xem xét tại sao chúng tồn tại;
anh ta không còn khả năng phân biệt và, trong khi mà những kẻ khác có nguy cơ
rơi vào thái độ bái vật (2) đối với văn hoá, thì anh ta lại có nguy cơ vừa đồng thời
là những kẻ lợi dụng cái xã hội tầm thường đó vừa là những người mà việc làm
vô ích tuy nhiên lại sẽ quyết định sự thành công của một xã hội được giải thoát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.