2. Theo nghĩa kinh tế là một thực tại khách quan.
BLOCH
(1885 - 1977)
Triết gia trẻ chống chủ nghĩa quân phiệt, Ernst Bloch ghi dấu ấn bằng việc làm
mới những huyền nhiệm Do thái giáo và Tin lành với Tinh thần của Không tưởng
(Esprit de l’Utopie, 1918). Sự quyến luyến của ông với những ý tưởng của Rosa
Luxembourg rồi lập trường chống quốc xã kéo ông gần với chủ nghĩa Marx trong
những năm 1920. Lúc đó ông kề cận Adorno, Benjamin, Brecht. Lưu vong sang
Mỹ từ 1933, ông biên soạn quyển Nguyên lý Hy vọng (Le Principe Espérance) từ
1938 đến 1947, trong đó, xa rời những giáo điều, ông kết hợp kiến thức thông
thái về thần học với sự suy niệm về chủ nghĩa Marx thành những "Đồ thức của
một thế giới tốt đẹp hơn" (des épures d’un monde meilleur) thành "thuần lý tính
của không tưởng cụ thể "(rationalité de l’utopie concrète). Năm 1948, ông sang
sống ở Cộng hoà Dân chủ Đức (tức Đông Đức, theo Liên Xô) nhưng ông rời nơi
này năm 1961 khi chính quyền Đông Đức dựng lên bức tường Berlin.
EXPERIMENTUM MUNDI (1975)
Băng qua bao nhiêu ảo tưởng cưu mang những hy vọng của nhân loại, Nguyên lý
Hy vọng đưa ra ánh sáng cái lôgích hành động của không tưởng cụ thể
Experiment-um mundi theo đuổi nhiệm vụ phân tích những phạm trù đang thi
công trong thời đại này: hữu thể học về cái_chưa_là_hữu_thể (l’ontologie du
non_encore_être), khả tính khách quan hiện thực (la possibilité objective réelle)
và ước vọng về mục đích cuối cùng vẽ ra một hiện tượng học của ý thức khai
phóng, cách mạng.
Mục đích, khả thể, không tưởng cụ thể (Le but, le possible, l’utopie concrète)
"Trong những thời kỳ cưu mang cách mạng, chính hệ tư tưởng tiến bộ nó kích
hoạt hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội, dầu rằng cái hạ tầng có trước theo thời gian.
Giai cấp thống trị không phải luôn luôn có thể áp đặt bước đi của con ốc sên với
người nào, được truyền khí thế bởi cách mạng, muốn bước đi mà ngẩng cao đầu".