TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 189

-Này Socrate, Parménide nói, đối với một ông già như ta, mà anh đòi hỏi ta làm
việc ấy, quả là anh đã bắt ta đội đá vá trời đấy!

-Con xin thầy chớ quản công, vì lòng tha thiết của kẻ hậu học.

-Ờ, thôi ta cũng ráng chiều anh vậy! (4)

PLATON, Parménide.

1. Xem lại chương về Zénon d’Élée trước đây, đặc biệt là nghịch lý liên quan đến
Nhất thể và các Phức thể.

2. Biện chứng pháp quay lưng lại với những cái khả giác để chỉ khảo sát những
cái khả niệm.

3. Ở đây là những ví dụ về sự tồn tại của những Phức thể: lưu ý rằng, trong
trường hợp này những cái khả giác tạo thành khởi điểm của cuộc tìm kiếm .

4. Sau khi được Socrate nài nỉ, Parménide quyết định khảo sát chính trường hợp
của Nhất thể.

BIỆN CHỨNG NHẤT THỂ VÀ PHỨC THỂ

(Dialectique de l’Un et du Multiple).

a. Những cái khả giác có bản chất mâu thuẫn (biện chứng pháp theo nghĩa hiện
đại); cái giống nhau và cái không giống nhau nêu lên đặc tính của mọi hình ảnh
hoặc bản sao, hoặc giống với nguyên mẫu, hoặc khác vì không trùng khớp với
nguyên mẫu.

b. Khi đàm đạo về một đối tượng nào, hẳn nhiên phải khảo sát những hệ quả phát
sinh từ giả thuyết là đốí tượng này tồn tại (nếu nó có tồn tại) nhưng sau đó người
ta phải khảo sát tiếp những hệ quả của giả thuyết ngược lại(nếu nó không tồn tại).

c. Theo quy luật chung, người ta đi theo sơ đồ nghiên cứu sau đây:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.