TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 195

để khiến chúng sống thuận thảo với nhau, thì lại để chúng cắn xé nhau toé máu,
đánh đấm nhau tưng bừng (7).

- Bênh vực quan điểm đó thì đúng là ca tụng bất công.

- Trái lại nếu ta nói công chính thì có lợi hơn, có nghĩa là không nên làm điều gì,
không nên nói điều gì mà không đảm bảo cho con người bên trong những phương
tiện để luôn tự chủ, làm được con người toàn diện, và trông chừng đứa con nhiều
đầu kia theo cách của nhà nông nuôi dưỡng và thuần hoá những loài thú hiền, có
ích cho con người và hạn chế sự tăng trưởng của những loài thú hung dữ và có
hại; cũng bằng cách đó ông ta đối xử với đứa học trò, trong lúc lấy sư tử làm
đồng minh, chia đều sự chăm sóc cho tất cả và điều phối khéo léo để chúng thuận
thảo với nhau và phục tùng anh ta (8)

- Đó là điều mà người đề cao công lý muốn nói.

PLATON, Cộng hoà.

1. Những con vật huyền thoại minh hoạ cho biện chứng Nhất thể và Phức thể.

2. Người ta bắt đầu bằng cách nặn hình tượng con thuỷ xà bảy đầu (Hydre) mà cứ
đầu nào bị chặt lại mọc ra trở lại. Con thuỷ quái này tượng trưng cho dục vọng và
đam mê của linh hồn.

3. Định nghĩa của tưởng tượng

4. Sư tử tượng trưng trái tim, dũng khí, ý chí, sự phẫn nộ; con người là biểu tượng
của lý trí mà chức năng là điều khiển và cầm cưông.

5. Socrate chuyển cung biện chứng Nhất thể và Phức thể thành biện chứng Toàn
thể và những thành phần.

6. Diễn từ về sự bất công do một biện giả nêu ra. Linh hồn của con người bất
công giao cho Phức thể

7. Khuôn mặt của biện giả trùng với khuôn mắt của bạo chúa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.