TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 193

2. Nhà xuất bản Léon Robin thích cách đọc này hơn là cách đọc: Cái gì luôn luôn
vận động.

3. Tính vĩnh hằng của các chuyển động.

4. Nguyên lý bất sinh, bất diệt của chuyển động.

5. Như từ nguyên học chỉ rõ, nguyên lý (le principe) là cái gì tuyệt đối đầu tiên.

6. Tính bất hoại / bất diệt cũng là tính bất tử.

7. Đó là trường hợp của những cái khả giác.

LINH HỒN, SỰ BẤT TỬ, ĐỜI SỐNG

a. Sau một phân tích tổng quát về khái niệm nguyên lý tự thân vận động (le
principe se mouvant soi_même) Platon áp dụng những kết luận của mình vào
trường hợp đặc thù của linh hồn.

b. Tính đồng giá (équivalence) giữa ousia (yếu tính, thực tại thoát khỏi quá trình
hình thành hoại) và logos (khái niệm, ý niệm, định nghĩa): yếu tính là cái khả
niệm (l’essence est l’intelligible).

Linh hồn và công lý

CỘNG HOÀ

Vào cuối cuộc đối thoại, ở quyển IX của bộ Cộng hoà, Socrate quay lại, từ hình
ảnh của đô thị, về nấc thang của con người. Về tâm hồn con người ông tạo ra một
hình ảnh có ba phần, để chỉ ra rằng bất công sinh ra từ sự xung đột giữa lý trí, ý
chí và những đam mê khi những đam mê làm loạn và rằng ngược lại công lý đến
từ sự hoà điệu, dầu là ở tầm mức con người, cũng như ở tầm mức của đô thị .

- Bằng tư tưởng chúng ta hãy tạo ra một hình tượng của linh hồn, để cho kẻ ủng
hộ sự bất công đo lường được mức độ những lời nói của y.

- Hình tượng nào? Chàng ta hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.