sá gì, gần như là vô nghĩa. Sau đó, chúng ta sẽ còn nói đến Sybille (3) nữa chứ?
Nói đến tất cả những ai nhờ vào sự tiên đoán do thần linh gợi hứng, đã báo trước
cho nhiều người, trong nhiều trường hợp, con đường đúng đắn cho tương lai của
họ.
Đây là diều thực sự đáng được nêu ra làm chứng từ: sự kiện là con người, từ thời
viễn cổ, khi đặt ra tên gọi, thì không coi từ mê sảng (mania) như là điều gì đáng
xấu hổ, cũng chẳng hề là chuyện ô nhục. Nếu không thế, thực vậy, thì họ đã
không nối kết tên gọi đó với nghệ thuật đẹp nhất, nghệ thuật cho phép ta phân
biệt tương lai, và đã không gọi nó là maniké, nghệ thuật mê sảng (5)…
PLATON, Phèdre.
b. Cơn mê sảng thanh tẩy (từ thần Dionàysos)
Chưa hết: những thử thách này, rất khắc nghiệt, hiện diện nơi một vài cá nhân,
cơn mê sảng tiên tri, khiến cho những người được truyền thần hứng, xa lánh
người phàm, để cầu nguyện và phụng hiến cho thần linh; nhờ đó, khi hoàn tất
những nghi lễ thanh tẩy và khai tâm (6), giúp cho những người tham dự, trong
hiện tại và cả trong tương lai, có một phương tiện để thoát khỏi mọi tai ưông.
PLATON, Phèdre
c. Cơn mê sảng thi hứng (từ các Nàng Thợ)
Còn có một loại mê sảng mà nguyên nhân phát sinh là từ các Nàng Thợ: nếu tâm
hồn bị chiếm ngự đủ tinh tế và vô nhiễm, sẽ nhận được sự khai ngộ, du hành
trong những cơn mê phiêu bồng, được diễn đạt ra thành những vầng thơ lai láng ý
tình, lời diễm lệ, tứ cao xa, làm mê đắm lòng người, truyền tải được đạo, biểu đạt
được chí (7). Còn như kẻ nào, không được các Nàng Thơ truyền cho cơn mê sảng
thiêng liêng (a), mà lại muốn đến viếng Ngôi Đền Thi Ca với niềm tin rằng chỉ
cần có kỹ năng thành thục là đủ để trở thành thi sĩ (8), kẻ ấy đích thị là một thi sĩ
hụt (un poète manqué) cũng như thi ca của người tự ám thị bị che mờ bởi thi ca
của những người được Nàng Thơ đưa vào cơn mê sảng!
PLATON, Phèdre