TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 205

a.Về cơn mê sảng thi hứng, Boileau ngay đoạn mở đầu của quyển Art poétique
(Nghệ thuật thi ca) viết:

Thật hoài công với kẻ nào

Tưởng rằng mình đạt đỉnh cao thi đàn

Nếu như thần thánh chẳng ban

Cho nguồn thi hứng chứa chan trong hồn…

CHÍNH TRỊ

Thước đo tương đối và thước đo tuyệt đối:

Bởi vì thực tại là hỗn hợp của Nhất thể và Phức thể, của Đồng thể và Dị thể, của
bất động và chuyển động… nên mọi hữu thể, mọi vật thể, vì là phức hợp, nên sẽ
là đấu trường của những cái tương đối (thuộc về Nhị tố Lớn và Nhỏ). Ngược lại,
bởi vì, để tồn tại nó phải được tham thông và đưa vào tồn tại bởi Nhất thể, nó
đồng thời được nối mạng với Nhất thể _ là thước đo tuyệt đối hay thước đo chính
xác. Tất cả cuộc tranh luận trong đối thoại Chính trị của Platon, có mục đích là
đặt nền tảng cho hiệu năng của sự lập pháp và của nghệ thuật chính trị trên khoa
học nghiêm xác nhất, xung quanh vấn đề tìm hiểu xem quyền năng của Nhất thể
và của thước đo tuyệt đối vươn đến đâu. Như chúng ta đã thấy, khi đọc Cộng hoà
và Parménide, thực tại gồm 4 đoạn: Nhất_Phức thể, Nhất_và_Phức thể, các Phức
thể_nhất và các Phức thể_thuần (les purs- Multiples: Phức thể thuần tuý là Phức
thể). Như thế, nhị tố tạo thành một nguyên lý thặng dư luôn luôn hiện diện đối
ngược lại với mong muốn thấy Nhất thể và điều Thiện trải ra trên khắp biên
cưông của thực tại quyền lực quan phòng (l’empire providentiel) của thước đo và
con số.

Sau đây là cuộc đối thoại giữa Viễn Khách và Socrate thời trẻ về đề tài trên.

VIỄN KHÁCH.- Trước tiên chúng ta hãy khảo sát một cách tổng quát, sự thái
quá và sự bất cập (1): như thế chúng ta sẽ có một quy tắc để ca ngợi hay bài bác,
tuỳ theo trường hợp, điều gì người ta sẽ nói là quá dài hay quá ngắn đối với
những cuộc đàm đạo như của chúng ta hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.