quan hệ chúng có đối với nhau, và đàng khác, mối quan hệ của mỗi bên đối với
thước đo chuẩn. Chúng ta có muốn biết lý do tại sao không?
SOCRATE THỜI TRẺ.- Sao cơ?
VIỄN KHÁCH.- Từ chối, đối với bản chất của cái lớn hơn, mọi tương quan khác
hơn là đối với bản chất của cái nhỏ hơn, như thế chẳng phải là loại trừ nó khỏi
mọi tương quan với thước đo chuẩn (6)?
SOCRATE THỜI TRẺ.- Có thế.
VIỄN KHÁCH.- Bằng một cao vọng tự phụ như thế, chúng ta sẽ chẳng huỷ diệt
mọi nghệ thuật và tất cả những gì chúng ta tạo ra và ngoài ra còn xoá sổ cả nền
kinh tế chính trị mà chúng ta tìm cách định nghĩa và nghệ thuật dệt vải mà chúng
ta vừa mới khảo sát? Bởi người ta có thể nói rằng đối với tất cả những nghệ thuật
này, thì cái gì bất cập hay thái quá so với thước đo chuẩn, thì không hề là một cái
gì phi thực (7) mà trái lại, là một thực tại tai hại, mà họ trông chừng để tách xa
khỏi sản phẩm của mình, và bằng cách duy trì mối quan tâm đến việc đo lường
chính xác như thế mà họ bảo đảm được những phẩm chất tốt đẹp cho tác phẩm
của mình (8).
SOCRATE THỜI TRẺ.- Điều đó chẳng hiển nhiên quá rồi ư?
VIỄN KHÁCH.- Xoá sổ nền chính trị chẳng phải là đóng kín mọi ngả đường dẫn
đến khoa học vuông giả?
SOCRATE THỜI TRẺ.- Hẳn là thế.
VIỄN KHÁCH.- Vậy thì chúng ta hãy làm như trong vấn đề của Biện giả (9), ở
đó chúng ta đã buộc vô thể thành hữu thể bởi vì cách tồn tại này là chỗ trú ẩn duy
nhất của lý luận chúng ta và lần này chúng ta bắt buộc cái hơn và cái kém trở nên
thông ước (commensurable) không chỉ đối với nhau nhưng còn đối với thước đo
chuẩn nữa? Bởi vì chắc chắn là không thể để bên ngoài mọi phản bác sự tồn tại
của chính trị hay của mọi thẩm quyền khác về hành động (10) nếu người ta không
nhất trí với chúng ta ở điểm này.
PLATON, Chính trị.