TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 206

SOCRATE THỜI TRẺ.- Thì chúng ta hãy khảo sát đi.

VIỄN KHÁCH.- Vậy thì, theo tôi nghĩ, chính là hướng đến những điều đó mà ta
sẽ áp dụng đúng chỗ những nhận định mà ta vừa nói (2).

SOCRATE THỜI TRẺ.- Vào những cái gì?

VIỄN KHÁCH.- Vào độ dài, độ ngắn, vào tất cả những gì là thái quá hay bất cập;
vì tôi nghĩ rằng nghệ thuật đo lường áp dụng vào tất cả những thứ đó.

SOCRATE THỜI TRẺ.- Đúng vậy.

VIỄN KHÁCH.- Chúng ta hãy chia nghệ thuật này thành hai phần (3) một kiểu
phân chia như vậy là cần thiết đối với dự định đang thôi thúc chúng ta.

SOCRATE THỜI TRẺ.- Xin vui lòng cho biết nó sẽ đặt cơ sở trên cái gì?

VIỄN KHÁCH.- Trên cái này: một đàng là sự liên hệ đối với nhau giữa cái lớn và
cái nhỏ; đàng khác, là những sự cần thiết cốt yếu trong quá trình sinh thành vạn
hữu.

SOCRATE THỜI TRẺ.- Ông muốn nói gì?

VIỄN KHÁCH.- Bạn có đồng ý là cái lớn hơn chỉ được nói là như thế vì đối
chiếu với cái nhỏ hơn (4), và cái nhỏ hơn vì đối chiếu với cái lớn hơn, đúng
không nào?

SOCRATE THỜI TRẺ.- Hẳn thế rồi.

VIỄN KHÁCH.- À, này, cái gì vượt qua mức của cái đã được đo lường hoặc hãy
còn kém hơn, hoặc trong diễn từ, hoặc trong thực tế, phải chăng thực sự đó là cái
đánh dấu rõ nhất sự khác nhau giữa người tốt và người xấu?

SOCRATE THỜI TRẺ.- Có vẻ là như thế.

VIỄN KHÁCH.- Vậy thì chúng ta bắt buộc phải công nhận, đối với cái lớn và cái
bé, hai cách thế hiện hữu và hai phương pháp đo lường: thật vậy, không nên chỉ
bám vào mối liên hệ hỗ tương của chúng, nhưng nên phân biệt, một đàng là mối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.