TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 23

"Hãy nắm bắt thời cơ đúng lúc"

Bias (ở Priène)

"Phần lớn con người đều bất lương"

Périandre (ở Corinthe)

"Sự học cần cho mọi người"

Một nền văn học tản mạn, manh mún

Không có một triết gia thời Thượng cổ nào mà chúng ta còn có được tác phẩm
đầy đủ. Chỉ cần nghĩ đến những tên tuổi lớn nhất: Platon, mà chúng ta còn được
đọc những Đối thoại, nhưng bài giảng miệng chỉ được biết một cách gián tiếp;
Aristote mà các tác phẩm dành cho quảng đại quần chúng đã tạo nên viênh
quang, và các giáo trình dành riêng cho các môn đệ tâm truyền mới còn lại đầy
đủ; Ciceron với tác phẩm nổi tiếng nhất Hortensius cũng đã bị thất lạc.

Các tác phẩm thất lạc chỉ còn được biết đến một cách manh múm và gián tiếp.

Đó là những đoạn văn (fregments) hay những chứng từ (témoignages) do các triết
gia đời sau trích dẫn lại.

Còn có những hợp tập/ toàn tập gọi là doxographiies được biên soạn bởi những
nhà sưu tập (doxographes) như Áetius, Diogène Lặrce hay Stobée, nhằm cung
cấp nguyên liệu để nghiên cứu các vấn đề triết học một cách biện chứng, nghĩa là
tranh biện từ những luận đề (thèses) mâu thuẫn nhau, nhưng được thừa nhận một
cách rộng rãi bởi nhiều nhóm người.

Hiền giả và triết gia

Từ Khởi nguyên, triết lý muốn là một trí thức và một tầm nhìn tư biện (vision
spéculative) về thực tính của vạn hữu. Kiến thức này mang tính vô vị lợi, ngược
với cố gắng của các vận động viên nhằm tranh giành giải thưởng hay hoạt động
của các biện giả (sophistes), những người tự nhận mình là bậc thầy về sự khôn
ngoan (sophia), đi bán những bài học khôn ngoan để đổi lấy tiền bạc & lợi lộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.