Khởi Nguyên
Triết học là một cuộc tra vấn thuần lý, nhằm mang lại những câu trả lời cho
những câu đố bí hiểm mà thực tại luôn đặt ra trước ưu tư của con người. Có lẽ
điều thích hợp là biến những câu đố kia thành những vấn đề. Cách nhìn này được
diễn tả trong chính từ triết lý (philosophie) vốn có nghĩa là lòng yêu thích và sự
tìm kiếm hơn là sự chiếm hữu và hưởng thụ minh trí. Trái với bậc hiền nhân xưa
mang tính cách là một biện giả (sophiste), người nắm giữ một khoa học và một
minh trí, hơn là một triết gia (philosophe) là người cố gắng đi tìm sự khôn ngoan.
Bảy Hiền giả
Danh sách bảy vị Hiền giả hay Biện giả (hai từ Sage và Sophiste lúc đầu vốn
đồng nghĩa), ngay từ Thượng cổ, đã gây tranh cãi. Thực vậy, mỗi đô thị đều tranh
giành nhau viênh dự đã sinh ra một bậc hiền nhân. Diogène-Laerce (đầu thế kỷ
thứ ba), trong tác phẩm Đời sống và Tư tưởng của các Triết gia danh tiếng, đã
nêu tên mười một vị, mà ông ta đã ghi lại những câu danh ngôn - Stobée, nhà sưu
tập của thế kỷ thứ năm, đã cắt giảm số lượng còn bảy vị. Đó là:
Cléobule (ở Lindos)
"Tiết độ luôn luôn là tốt nhất"
Solon (ở Athènes)
"Đừng thái quá, bất kì chuyện gì"
Chilon (ở Lacédemone)
"Hãy tự biết mình"
Thalès (ở Milet)
"Chuyện gì cũng hứa, chẳng mấy chốc mà thất hứa"
Pittacos (ở Lesbos)