TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 20

có một lý trí được ban cho tôi từ đầu, khám phá ra rằng những gì tôi lãnh hội là
phù hợp với chính bản tính của tôi. Kéo dài ra đến bình diện đức lý, việc tòng
thuận cảm giác biểu tượng kết thúc bằng quyết định sống phù hợp với quy luật tự
nhiên đang điều lý vũ trụ: có nghĩa là phần chủ yếu trong tâm hồn tôi phù hợp từ
trong bản thể với tính bá quyền của thế giới (l’ hégémonique du monde).

Sự phong phú của những cuộc tranh luận kéo dài trong năm thế kỷ giữa ba đại gia
tộc tinh thần này không thể khảo sát trong một phân tích quá ngắn ngủi. Luôn
luôn chính là để chống lại sự thống trị độc đoán giáo điều của trường phái Khắc
kỉ mà trường phái Hoài nghi đã phục sinh vào thế kỷ thứ nhất trước C.N., trước
những nhan đề được đặt ra từ yêu cầu được lãnh hội thực tại bằng sức mạnh của
một sự thấu hiểu thuần lý (compréhension rationnelle).

Chủ nghĩa thần bí, thuyết khả tri và tân thuyết Platon.

(L’ hermétisme, la gnose et le néo-platonisme).

Phải nói rằng lịch sử càng tiến triển thì cộng đồng triết lý càng có khuynh hướng
phân hoá và mối ưu tư chiết trung (souci d’ éclectisme), chẳng hạn như nơi
Antiochus, cũng khó nguỵ trang hay che giấu nổi. Và nền triết học bị phân hoá đó
đã phải vất vả chống chọi lại sự tiến ngôi của huyền thoại đến từ Ai Cập hay
miền đất Tiểu Á. Thuyết Khả tri theo truyền thống Do thái - Cơ Đốc giáo (la
gnose judéo - chrétienne), chủ nghĩa thần bí ngẫu tượng giáo (l’ hermétisme
pạen) khiến cho niềm hạnh phúc mà các nền minh triết dày công chinh phục,
đứng trước nguy cơ chao đảo; các truyền thống tư tưởng này dành ưu tiên cho
vấn đề cứu rỗi linh hồn. Vũ trụ Hy Lạp bỗng mất đi vẻ toàn hảo: các nền thần học
(théologies) và thần lực luận (théurgies) đã táo bạo vay mượn ngôn từ triết lý
cũng như các phương pháp biện chứng để áp đặt những quan kiến mà tính tân kỳ
hấp dẫn mê hoặc đến cả các vị hoàng đế; những kẻ thù địch nhất của triết học là
các vị hoàng đế theo Cơ Đốc giáo của La Mã đã quyết liệt đến độ, như Hoàng đế
Justinien, thỉnh thoảng tống cổ các triết gia ra khỏi kinh đô của họ, để rồi dứt
khoát đóng cửa vĩnh viễn các ngôi trường triết học ở Athènes vào năm 529 của
Công nguyên. Phản ứng cuối cùng, và mạnh mẽ nhất chống lại hình thức tôn giáo
và thần học kia, là tân thuyết Platon, từ Plotin đến Proclus - phương pháp của họ
là giảng bình triết học của Platon và Aristote. Để sống sót, triết lý chỉ còn cách tự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.