là suối nguồn xa xưa nhất, có thẩm quyền nhất và đầy đủ nhất liên quan đến chủ
nghĩa hoài nghi và lịch sử của nó. Chủ nghĩa Pyrrhon xuất hiện ở đó không chỉ
như một thứ nhận thức luận phê phán, mà Sextus còn nhấn mạnh trên tầm quan
trọng của dự phóng đạo đức và cả y khoa, đã gợi cảm hứng cho ông: "Cứu cánh
của chủ nghĩa hoài nghi là ataraxie (trạng thái an nhiên tự tại) về quan điểm và
métriopathie (sự quân bình và tiết độ trong những đam mê) về sự tất yếu. Sự treo
lửng phán đoán (épochè) là nhằm hướng đến cứu cánh đó, mà những công thức
hoài nghi cho phép đạt tới, cũng như những phương thuốc."
Những chỉ danh của Trường phái
SEXTUS EMPIRICUS
Trường phái hoài nghi được gọi là zététique (tìm kiếm) trong mức độ mà hoạt
động chính của nó là nghiên cứu và khảo nghiệm; là éphectique (treo lửng) vì lý
do tâm trạng còn lưỡng lự chưa quyết, đặc biệt đối với kẻ đang khảo nghiệm, sau
khi tìm kiếm; là aporétique (nghi hoặc) vì cái cách họ nghi ngờ và tìm kiếm, hay
do sự bất quyết (indécision) đối với việc xác định hay phủ định và cuối cùng là
pyrrhonienne bởi vì Pyrrhon hình như là người tận tụy với việc khảo nghiệm hoài
nghi (examen sceptique) một cách quyết liệt và minh nhiên hơn cả những bậc tiền
bối của mình.
SEXTUS EMPIRICUS, Hypotyposes pyrrhoniennes.
Aenésidème: hiện tượng và bản thể
Diogène Lašrce trích dẫn một đoạn quan trọng trong cuốn sách của Aenésidème
mang tựa đề Hypotypose (Phác thảo). Ông chứng tỏ rằng chủ nghĩa hoài nghi là
một thao tác của lý trí hay của trí tuệ tự do nó vận dụng những hiện tượng và hoài
niệm để khởi thảo những điều kiện của yên lặng, diễn tả sự từ chối mọi khẳng
định giáo điều.
Các triết gia hoài nghi chỉ dùng các lập luận như những kẻ phục vụ mà thôi, bởi
vì khó tránh việc một lập luận này lại không kéo theo một lập luận khác đối
nghịch lại. Giống như chúng ta nói chung chung rằng cơ sở không có, chúng ta
cũng phải nói rằng cơ sở có, nhưng lần này cũng không giống như những người