Giáo điều khi họ khẳng định, nhưng chỉ để đề xuất một lập luận ngang bằng.
Cũng như chúng ta nói rằng không có gì xảy ra phù hợp với tính tất yếu, nhưng
cùng lúc chúng ta phải viện lý (arguer) rằng tính tất yếu hiện hữu. Đó là cách mà
họ biện minh cho cách kiếngiải của mình: các sự vật gây ra những hiện tượng
chúng không phù hợp với bản thể của chúng, xét theo cách tuyệt đối (1): chúng tự
giới hạn trong việc chỉ xuất hiện cho chúng ta như là những hiện tượng. Và họ
còn nói rằng cuộc nghiên cứu hoài nghi không hướng về những bản thể mà chúng
ta quan niệm, bởi vì, trong tư cách là bản thể, bản thể đối với chúng ta là một sự
hiển nhiên (2) nhưng ngược lại cuộc nghiên cứu hoài nghi hướng đến những thực
tại khả giác (3) mà tư tưởng của chúng ta có cao vọng tương ứng.
Vậy là, lý trí theo Pyrrhon, được tạo thành bởi một thứ ký ức về những hiện
tượng hay những bản thể của một loại nào đó, và được dùng để thiếtlập những so
sánh giữa các tư tưởng này từng cái một đối với nhau (4) và nó cho phép phát
hiện sự xung đột giữa những sản phẩm chung của phán đoán, như Aenésidème
nói thế trong quyển Nhập môn nghiên cứu về Pyrrhon của ông.
DIOGÈNE LAŠRCE, Cuộc đời các triết gia.
1. Hiện tượng chỉ cho ta thấy vẻ biểu kiến chứ không cho thấy bản chất tuyệt đối
hay yếu tính của vật xuất hiện .
2.Khái niệm mà chúng ta tạo ra bao gồm một sự hiển nhiên đối xứng với sự hiển
nhiên của hiện tượng. Nhưng sự vật, như nó được quan niệm, thì tương đối với
cách mà trí năng quan niệm nó.
3. Về các sự vật là gì, xét theo cách tuyệt đối.
4. Chúng ta vẫn có tự do thiết lập giữa những cách chúng ta cảm giác và quan
niệm tất cả những bài trí thăng bằng (les mises en équilibre) mà chúng ta mong
muốn.
Treo lửng phán đoán (Épochè)
Épochè là sự treo lửng phán đoán: treo lửng tưởng tượng và biểu tượng sẽ là bất
khả, bởi vì nhữngdữ kiện của cảm giác bao hàm sự hiển nhiên của chúng. Nhưng