TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 312

* Câu này hơi tối nghĩa, chúng tôi xin ghi lại nguyên văn tiếng Pháp: "Aussi le
sceptique vient il davantage à bout des opinions - elles ne résistent pas à la pensée
- que des nécessités - elles s’imposent, quoique demandant à être combattues."

1. Thái độ an nhiên thuộc về giới phán đoán.

2. Trạng thái quân bình liên quan đến những tác động tất yếu phải chịu.

3. Những giai đoạn của hoài nghi như sau:

- Những hiện tượng.

- Những phán đoán về những hiện tượng.

- Treo lửng những phán đoán về những hiện tượng.

- An nhiên vô cảm đối với dư luận, thành kiến.

4. Đó là trường hợp của những người giáo điều tưởng rằng mình phát biểu về yếu
tính đích thực của vạn hữu. Sextus trình bày những dằn vặt phát sinh từ đó.

5. Những điều tất yếu là không thể tránh, nhưng không phải là những phán đoán
mà chúng ta đưa ra liên quan đến giá trị tốt hay xấu.

Những Académies

Sextus Empiricus đã rất dụng công (trong cuốn Hypotyposes) nêu lên sự khác
biệt giữa các triết gia académiciens và các triết gia hoài nghi. Phái Académie theo
Platon một cách giáo điều và không có chút chi dính dáng thực sự đến Pyrrhon.

Tuy nhiên Arcésilas và Carnéade là những nhân cách rất lỗi lạc có thể khiến
người ta nghĩ đến một hình thức nào đó của chủ nghĩa hoài nghi. Người đầu,
Arcésilas, trong khi đối lập lại biểu tượng toàn diện của Zénon, đã giới thiệu khái
niệm épochè hay sự treo lửng phán đoán một khái niệm có lẽ không thuộc vào
kho tự vựng của Pyrrhon. Minh triết không phải là tán đồng với thiên nhiên, mà
là treo lửng phán đoán, để không vướng vào dư luận hay định kiến nào, điều này
có nghĩa là khước từ chủ nghĩa giáo điều. Tiêu chuẩn duy nhất là cái hợp lý (le

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.