Vũ trụ của Aristote trình bày một vẻ cân đối hoàn toàn theo hình cầu, biểu tượng
của sự hoàn hảo. Nó gồm những cầu thể cùng tâm (là Trái đất) và những tinh thể.
Mọi chuyển động đều xuyên tâm hay vòng tròn. Như vậy mọi vật chuyển động
hoặc là ra xa tâm (hướng lên cao), hoặc hướng về gần tâm (hướng xuống thấp)
hoặc quay chung quanh - Lực chuyển động sơ thuỷ đến từ đệ nhất động cơ bất
động, tiếp xúc với vòm trời, trong chuyển động xoay tròn ban ngày, truyền
chuyển động của nó từ cầu thể này đến cầu thể khác, cho đến cầu thể thấp nhất là
Mặt trăng. Thế giới hằng tinh (le monde sidéral) là bất hoại và thiêng liêng.
Bên dưới Mặt trăng là lãnh địa riêng của Trái đất, có thành có hoại, được tạo
thành bởi bốn tầng lớp, từ cao xuống thấp là lửa, khí, nước và đất. Chuyển động
của mọi cơ thể là quay về chốn riêng của nó: đấy là lý do tại sao những thể rắn
đều tự nhiên bị lôi cuốn về dưới thấp, cái trung tâm của chúng tập hợp để tạo
thành Quả đất. Mọi chuyển động của Quả đất như vậy sẽ trái với tự nhiên. Ngoài
ra nếu nó có thể tự chuyển động, không chừng nó có thể rời trung tâm, không còn
là duy nhất, và ngay cả còn có thể là chẳng có trung tâm nữa … May mắn là
lương thức (le bon sens) vẫn còn đó như một kẻ canh gác người điên: ta chẳng
thấy có chuyển động nào khác lạ khiến nhân loại cuống cuồng lên tưởng là … sắp
tận thế đến nơi!
Trong quá trình quay tròn, cầu thể Mặt trăng truyền chuyển động của nó vào
những tầng lớp dưới chúng chịu đựng những hỗn hợp giải thích tính đa dạng của
những hiện tượng địa cầu có liên quan đến thế giới bên dưới mặt trăng (những
sao băng có nguồn gốc khí tượng). Bên kia là những tinh tú, được tạo thành bởi
nguyên tố thứ năm, éther (thượng thanh khí), tự chuyển dịch một cách vĩnh cửu,
theo vòng tròn.
Cùng thời đó, Aristarque de Samos, được tôn là Copernic của thời Thượng cổ, đề
xuất một hệ thống nhật tâm, nhưng vẫn là con chữ im lìm, bởi lâu đài học thuật
của Aristote chứng tỏ sự vững chắc đến độ vẫn giữ được ưu thế đối với mọi hệ
thống khác cho đến thế kỷ mười bảy của kỷ nguyên chúng ta.
Tiếp theo sau những cuộc chinh phục của Alexadre Đại đế, cuộc hội ngộ giữa
những nền văn hoá Hy Lạp và Babylone sinh ra một cuộc bừng nở văn hoá, khoa
học và kinh tế ở Cận Đông, chủ yếu chung quanh thành phố Alexandrie. Thiên