văn học cũng biết đến một đà tiến bộ quan trọng với hai khuôn mặt phi thường:
Hipparque và Ptolémée.
Hipparque de Nicée (thế kỷ thứ hai tr.CN) đã tính toán một cách chính xác giá trị
của năm thái dương (còn gọi là năm hồi quy - l’année tropique) là năm của các
mùa (nó tách rời hai phân điểm của mùa xuân), và cả năm kinh tế (année
économique) hay năm dân sự (année civile). Ông chỉ ra sự không đều của các
mùa trong khi phát minh những hình thức đầu tiên của môn lượng giác. Ông cho
thấy và đo lường thế sai / biến vị của các phân điểm (la précession des
équinoxes). Ông là người đầu tiên xây dựng danh mục các vì sao và để giải thích
chuyển động của các hành tinh, đã phát triển lý thuyết về vòng nhỏ (théorie de
l’épicycle): hành tinh chuyển dịch trên một vòng nhỏ mà trung tâm chuyển động
trên một quỹ đạo hình tròn lớn hơn. Điều đó cho ra một chu chuyển toàn bộ có
những đường vòng xoắn chồng lên. Vòng nhỏ chứng tỏ là một phương tiện chính
xác và đơn giản hơn nhiều so với những cầu thể của Eudoxe hay của Aristote. Nó
được sử dụng (kể cả bởi Copernic) cho đến khi Képler (thế kỷ 17) chỉ ra rằng
đường đi của các hành tinh là những hình ellipses.
Giữa dòng thế kỷ thứ hai của kỷ nguyên chúng ta xuất hiện ở Alexandrie bộ tổng
luận đồ sộ về thiên văn học Hy Lạp: mười ba quyển của bộ ngữ pháp toán học
Ptolémée, tác giả bộ sách, không chỉ là một người chuyển tả mà còn là một người
nghiên cứu. Ông cải thiện và minh xác lý thuyết của các bậc tiền bối, đặc biệt là
Hipparque. Tác phẩm của ông tạo thành một thủ bản về toàn bộ thiên văn học
đưông thời, hoà hợp hoàn toàn với những nguyên lý trên đó quan kiến của
Aristote về vũ trụ được dựng lên. Việc nghiên cứu của Ptolémée khảo luận về
Mặt trời, Mặt trăng và những cuộc nhật, nguyệt thực. Nó gồm danh mục của 1022
vì sao, đó là sự khuyếch trương công việc của Hipparque. Phần quan trọng nhất,
năm quyển cuối, liên quan đến các hành tinh qua phương tiện một sự trình bày
mở rộng và cách tân lý thuyết vòng nhỏ (la théorie épicyclique). Công trình của
Ptolémée là cuộc hành lễ để tôn viênh một kỳ công trí thức hoàn bị nhất cho đến
lúc đó trong việc biểu thị thế giới. Trong bài tựa, Ptolémée viết: "Trong khi khảo
sát những quỹ đạo cuốn tròn của các vì sao, đôi chân tôi không còn chạm Mặt đất
và, ngồi vào bàn tiệc của thần Zeus, tôi bồi dưỡng bằng thực phẩm chốn thiên
đình".