TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 346

Chúa, mở ra hy vọng hợp nhất với các thánh, các thiên thần và sụ hoà nhập cuối
cùng với Thiên Chúa.

…Hai nước bắt nguồn từ các thiên thần… [Nhưng] không phải có bốn đô thị hay
bốn xã hội - hai của các thiên thần và hai của loài người - mà chỉ có hai nước,
một gồm hạng tốt và một gồm hạng xấu, thiên thần cũng như con người.

Không thể nghi ngờ rằng các mục tiêu trái nghịch nhau của các thiên thần phát
sinh, không phải từ sự khác biệt về bản tính hay nguồn gốc các thiên thần (vì
Thiên Chúa là Tác giả và Tạo hoá tốt lành của mọi bản thể, đã tạo dựng nên cả
hai [nhóm các thiên thần]), nhưng từ một sự khác biệt trong ý chí và ước muốn
của họ. Trong khi một số thiên thần kiên cường tiếp tục theo đuổi những gì là sự
thiện chung của tất cả (đó là chính Thiên Chúa và sự vĩnh cửu, chân lý và tình
yêu của ngài), thì số khác kiêu căng vì sức mạnh của chúng, đã rơi xuống sự thiện
riêng từ sự thiện cao hơn là điều tạo hạnh phúc và là chung cho tất cả…Vì thế,
nguyên nhân sự hạnh phúc của các thiên thần tốt là sự trung thành của họ với
Thiên Chúa. Và nguyên nhân sự bất hạnh của các thiên thần khác phải được tìm
thấy trong điều ngược lại - đó là việc chúng không trung thành với Thiên Chúa…
Không có sự thiện nào khác cho tạo vật có lý trí hay trí tuệ ngoài một mình Thiên
Chúa… Ngài là sự thiện hoàn toàn cho họ, khiến không có ngài thì họ chỉ có thể
là bất hạnh… Vì thế hai cõi - nhân gian và thiên giới, đã được thiết lập bởi hai
loại tình yêu: cõi trần gian bởi tình yêu bản thân, tới mức khinh thường Thiên
Chúa; thiên quốc bởi tình yêu Thiên Chúa, tới mức khinh thường bản thân. Tắt
một lời, cõi thứ nhất tự tôn viênh mình; cõi thứ hai tôn viênh Thiên Chúa. Một đô
thị tìm kiếm viênh quang nơi loài người; nhưng viênh quang vĩ đại nhất của đô
thị kia là Thiên Chúa, đấng thấu suốt lòng người. Một đô thị vênh váo tự đắc vì
viênh quang của chính mình; còn đô thị kia nói với Thiên Chúa của mình, "Người
là viênh quang của tôi, và là đấng cho tôi được ngẩng cao đầu." Trong một đô thị,
các vua chúa và và các quốc gia mà nó chinh phục bị thống trị bởi tình yêu của
người cai trị; trong đô thị kia, người cai trị và thần dân phục vụ lẫn nhau trong
tình yêu, các thần dân vâng phục, trong khi người cai trị quan tâm đến mọi người.
Một đô thị tìm thoả mãn trong sức mạnh của chính mình, được biểu dương nơi
con người thống trị nó; đô thị kia nói với Thiên Chúa của mình "Tôi sẽ yêu mến
Người, lạy Chúa, Người là sức mạnh của tôi."

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.