-GALILÉE
* PHỤC HƯNG: MỘT NỀN TRIẾT HỌC ĐA NGUYÊN (La Renaissance: Une
Philosophie plurielle)
Triết học thời Phục hưng mang nét đặc trưng là sự bùng nổ của đa số trào lưu tư
tưởng mà phần lớn được khơi nguồn cảm hứng từ Thượng cổ sử Hy_La. Đặc biệt
là, người ta tái khám phá những nền minh triết Hy Lạp thời Thượng cổ muộn
(Chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa Épicure) mà thời Trung cổ, bị chế ngự bởi Platon
và Aristote, đã bỏ rơi trong bóng mờ. Tuy nhiên cuộc hành trình về nguồn để tìm
lại những bậc hiền nhân thuở xưa này lại diễn ra trong khung cảnh của một nền
văn minh mang đậm dấu ấn Cơ đốc giáo. Song đó lại chính là điều tạo ra nét độc
đáo rất thú vị.
Chủ nghĩa nhân bản có phải là một triết lý?
Khái niệm chủ nghĩa nhân bản/ nhân văn, áp dụng vào thời Phục hưng, đã luôn
gây nên vấn đề. Nếu như Érasme đã được các sử gia tôn viênh bằng danh hiệu
"ông hoàng của những nhà nhân bản" (le prince des humanistes) thế nhưng những
từ chủ nghĩa nhân bản, nhà nhân bản chưa có mặt ở thời Phục hưng, ngoài từ
umanista thuộc kho dụng ngữ thân mật của giới sinh viên Ý thời đó để chỉ vị giáo
sư ngữ văn. Nhà nhân văn dạy khoa mỹ văn (les belles - lettres) nghĩa là những
môn ngôn ngữ và văn học giúp cho người ta trở nên nhân bản hơn, nhân văn hơn.
Từ đó phát sinh sự phân chia giữa hai phạm trù lớn của những nhà nghiên cứu
phê bình và những sử gia thời Phục hưng. Một đàng (thường là những nhà ngữ
học, Latinh học, sử gia văn học) từ chối nhìn thấy trong chủ nghĩa nhân văn một
triết lý nào với những đường viền rõ nét. Dưới mắt họ đây là một trào lưu văn hóa
rộng lớn đã chạm đến toàn thể châu Âu, khởi đi từ Ý (xứ sở này đã đi tiên phong
trước châu Âu cả nửa thế kỷ), được đặt trưng bởi khát vọng cháy bỏng của tinh
thần hiếu tri, một ước muốn tìm hiểu có hệ thống đối với những tác giả và những
định chế của thời Thượng cổ Hy-La, sự thăng tiến của tiếng Latinh và khoa tu từ
văn thể như là cơ sở không thể thay thế của nền giáo dục mới.
Những người khác, trong khi thừa nhận thực thể văn hoá xã hội này, và không hề
đánh giá thấp tầm quan trọng biệt lệ của khoa ngữ văn Hy Lạp, Latinh và cả Hê-