lý - tôn giáo đồng giác (une volonté philosophico - religieuse consensuelle). Chủ
thuyết Plotin đã được đặc trưng bởi một sự phối hợp các yếu tố vay mượn từ chủ
thuyết Platon, hẳn rồi, nhưng cũng còn từ học thuyết Aristote và chủ nghĩa Khắc
Kỷ để rồi hội nhập chúng vào Cơ đốc giáo.
Tại Pháp, trào lưu tân thuyết Platon được đại diện chính yếu bởi y sỹ - triết gia
Symphorien Champier, triết gia kiêm luận giả kinh thánh Jacques Lefèvre
d’Étaples hay triết gia huyền học Charles de Bovelles. Những ý tưởng này, kết
hợp một nền thần học huyền nhiệm, mang nợ rất nhiều từ truyền thống của Denys
Giả danh và của Nicolas de Cues, và một lập trường duy lý tân_Pythagore, tân
Platon được diễn tả với một năng lượng tâm linh dồi dào trong quyển Sách của
bậc hiền giả (Livre du Sage)
Tân phái kinh viện và tân thuyết Aristote
Trước nhất đó là sự đọc lại và tranh luận phê phán về Aristote bởi những nhà siêu
hình công giáo - thường là những vị thuộc dòng Đa minh (Dominicains) hay dòng
Tên (Jésuites) và cả những tu sỹ Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, thành một trào
lưu triết lý- thần học có nhiều yếu tố mới so với triết học kinh viện thời Trung cổ
dưới dấu ấn của những tên tuổi lớn như Thomas d’Aquin, Guillaume d’Ockham
và Duns Scot.
Tân phái kinh viện (hay tân thuyết Aristote) ẩn hàm một đổ vỡ với phần lớn triết
học Aristote. Thay vì đề xuất một cách giải thích, triết gia Hy Lạp này theo một
đường hướng có thể đưa đến nền siêu hình học Cơ đốc giáo và khẳng định sự bất
tử của linh hồn, thì Pereira, Maldonado, Pedro da Fonseca và nói chung các tu sỹ
dòng Tên giảng dạy ở các đại học Alcala, Salamanque hay Coimbra luôn giữ
khoảng cách và gặp dịp càng đào sâu những đối kháng giữa triết học Aristote và
nền triết học phái sinh từ Cơ đốc giáo.
Việc xét lại Aristote khiến cho các tu sỹ dòng Tên người Bồ Đào Nha tập hợp
những văn bản của Aristote kèm theo những giảng luận mang giá trị kinh điển,
hay ít ra là chính thức: đó là những Giảng luận của Coimbra rất nổi tiếng, được
soạn ra giữa những năm 1592 và1598, theo sáng kiến của Fonseca. Những giảng
luận này hướng về các tác phẩm vật lý học, vũ trụ luận, khoa tự nhiên hay đạo