TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 504

đức học, cũng như lô-gích học và quyển Khảo về linh hồn. Nhưng những giảng
luận này, cũng như những bản văn của triết gia Hy Lạp, từng biết đến thành công
rực rỡ khắp cả châu Âu trong suốt nửa đầu thế kỷ mười bảy, vẫn để cho siêu hình
học và triết học chính trị được tự do. Chính trong hai lãnh vực này mà những nhà
kinh viện mới tỏ rõ tài năng, trước tiên là đặt mạnh vấn đề những tương quan
giữa sự Quan phòng của Thiên Chúa (la Providence diviêne) với tự do của con
người - với sự phân biệt quan trọng giữa tiềm thức và ý chí của Thiên Chúa. Tiếp
theo họ đào sâu ý niệm về tự nhiên quyền và ứng dụng nó vào các cá nhân hay
các dân tộc bị buộc phải phục tùng ý chí của dân tộc chinh phục hay thực dân:
nhất là tư sỹ dòng Tên người Tây Ban Nha Francisco Suarez (1548 - 1517) đã
bảo vệ mạnh mẽ và bằng niềm xác tín chân thực quyền con người và sự tự do ý
thức, những khái niệm mà thời đó còn ít được nói đến.

Chủ nghĩa hoài nghi

Trong số những trào lưu tư tưởng khác nhau của thời Thượng cổ xuất hiện lại vào
thời Phục hưng, chủ nghĩa hoài nghi chiếm được một vị trí quan trọng. Việc khám
phá ra một châu lục mới, việc ý thức về sự đa dạng sinh vật trong vũ trụ, thái độ
phê phán đối với một vài lý thuyết về vật lý của Aristote (như lý thuyết về chuyển
động), sự đổ vỡ ngay trong lòng cộng đồng Cơ đốc giáo và nhiều những yếu tố
khác thuộc về trí thức hay lịch sử đã giữ vai trò trong ý nghĩa một cuộc thẩm tra
hay nghi vấn về khả năng có thể biết được bất kỳ một cái gì một cách chắc chắn.

Tác phẩm khiêu khích nhất về đề tài này mà ngay tựa đề đã là một chương trình
hoài nghi: Quod nihil scitur (Không có gì là khả tri) của Francisco Sanchez, xuất
bản năm 1581. Khảo luận này, dưới hình thức đối thoại được trình bày như một
phê phán sắc nhọn đối với học thuyết Aristote, nhất là khoa lô-gích học của ông.

Montaigne, có mối tương hệ trí tuệ (affinité intellectuelle) rất gần gũi với
Sanchez, do việc đọc sách của mình, do những gặp gỡ và sự khai triển chính suy
tư của mình, đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách lập luận hoài nghi. Tiêu ngữ
nổi tiếng của ông: "Que sai∂-je?" (Tôi biết gì?) có thể coi như một bước tiến đối
với việc định thức hoài nghi bởi vì khác với Pyrrhon hay Sanchez - những người
khẳng định rằng không có gì là khả tri, hay là không có tri thức nào là chắc chắn,
thì Montaigne lại diễn tả bằng hình thức câu hỏi, một nỗi nghi ngờ (chứ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.