TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 539

Augsbourg (bàn về Thiên Chúa, về Chúa Jesus, về tội tổ tông, về sự biện minh,
về sự truyền đạo, về Giáo hội v.v…), người ta có thể nói rằng một tôn giáo mới
đã được khai sinh: tôn giáo của Luther.

Mélanchthon, người ôn hoà (1497 - 1560)

Philippe Schwarzend, tự là Mélanchthon, sinh ở bang Palatinat, từ một người cha
làm nghề chế tạo giáp trụ. Ông được khai tâm vào các môn học cổ điển bởi người
bà con Reuchlin, lúc đầu ở Heidelberg, sau ở Tbingen. Trở thành giáo sư năm
mười bảy tuổi, ông dạy triết học Aristote, rồi năm 1517, dạy tiếng Hy Lạp ở
Wittenberg. Tại đó ông gặp Luther: một cuộc gặp gỡ có tính quyết định sẽ khiến
ông đi theo cùng con đường, con đường Cách tân. Là nhà nhân văn, Mélanchthon
tiếp tục viết bằng tiếng Latinh và giữ tình bạn với một vài đại diện của công giáo
như Érasme. Ông cố gắng tổ chức lại việc học hành nghiên cứu và muốn cải cách
giáo hội từ bên trong. Ông làm hết sức mình để giảm thiểu khoảng cách chia rẽ
hai giáo hội nhưng những nỗ lực hoà giải tôn giáo của ông không đi đến đâu. Lúc
đó, vấn đề sẽ là phát minh ra một thứ "thoả-hiệp-án" (modus vivendi) bên trong
những không gian địa lý hay những cộng đồng chính trị bị phân chia trên lãnh địa
tôn giáo. Nhưng những người theo Luther sẽ trách ông là quá ôn hoà. Khi ông
mất vào tháng tư 1560 ở Wittenberg, những cuộc tranh luận thần học nổ ra quyết
liệt và ở Pháp cũng bắt đầu những cuộc chiến tranh tôn giáo.

Sự nghiệp trước tác của Mélaunchthon chia ra giữa những tác phẩm tôn giáo và
những công trình nhân văn, những tác phẩm triết học, những bài giảng luận các
tác giả Latinh và những bản dịch các tác giả Hy Lạp.

Calviên, nhà lập pháp ở Genève (1509 - 1564)

Con trai của một nhân viên thuế quan của một lãnh chúa - giám mục, Jean
Cauviên (mà người ta sẽ gọi là Calviên) sinh năm 1509 ở Noyon. Ông bắt đầu
phần đời đầu tiên như một nhà nhân văn theo kiểu Érasme, một người đọc nhiệt
tình kinh thánh. Tốt nghiệp ngành văn học năm 1528, sau đó Calviên học luật ở
Orléans và Bourge. Ông dự thính những giáo trình dành cho các "người đọc
vuông giả" ở Paris, xuất bản vào năm 1532 một giảng luận về tập sách của
Sénèque bàn về Sự khoan hồng (De clementia). Nhưng càng ngày ông càng cảm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.