TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 573

trung tâm, được quan niệm như một cuộc khuynh đảo cách mạng chứ không phải
một giải pháp cứu chuộc cho tín điều cổ xưa của Platon về những chuyển động
vòng tròn đồng dạng.

Trong khi rứt Trái Đất ra khỏi tính bất động biểu kiến của nó, Copernic phóng
Trái Đất vào trong bầu trời: ông "hành tinh hoá" địa cầu *; điều này kéo theo sự
sụp dổ cách phân chia từ thời cổ của Aristote, chia vũ trụ thành hai cõi miền,
tuyệt đối riêng biệt: thế giới bên dưới mặt trăng và thế giới bên trên mặt trăng và
như thế, biến vật lý học Aristote thành một phế tích hoang tàn. Trái đất không còn
là đối thể với vòm trời, nhưng những thiên thể được phối trí hài hoà trong không
gian chung quanh một cầu thể sáng loáng ở trung tâm tạo thành một Vũ trụ duy
nhất. Trái đất được hoạt hoá bởi một vận động chuyển vị địa phương (mouvement
de translation locale) như những hành tinh khác và như vậy cũng phải được quản
lý bởi cùng những định luật về chuyển động như những hành tinh đó. Như Koyré
đã viết rất đúng, đó là sự chấm dứt thuyết nhân tâm (l’anthropocentrisme) từ thời
Thượng cổ đến Trung cổ, vì vũ trụ không còn quay cho con người nữa. Từ nay,
không còn gì chống lại, ít ra là trên nguyên tắc, việc cùng một khoa học được
toán học hoá được ứng dụng vào sự nghiên cứu những chuyển động cả trên trời
lẫn dưới đất.

Từ Copernic đến những người theo Copernic

Chính những thủ lĩnh của tôn giáo cải cách như Luther Calviên và Mélanthon lại
bác bỏ quyết liệt nhất công trình của Copernic, mà họ coi như một "thằng điên",
một tu sỹ mà lại không biết giữ vững những lời dạy rõ ràng mang tính địa tâm
trong kinh thánh. Trái với những gì người ta có thể nghĩ, Giáo hội La Mã lại khá
thuận lợi với Copernic (ít ra là khi ông còn sinh thời); ông đã đề tặng giáo hoàng
Phao-lồ đệ tam tác phẩm chính của ông, quyển De Revolutionibus Orbitum
Coelestium (1543). Vậy mà thái độ của Giáo hội lại sắp thay đổi hoàn toàn, vào
cuối thế kỷ mười sáu với phong trào Chống Cải cách. Chứng cớ, là trường hợp
của Giordano Bruno (người theo thuyết Copernic) đã chết trên dàn hoả thiêu của
toà án dị giáo La Mã vào tháng hai năm 1600. Quyển De Revolutionibus bị đưa
vào danh mục sách cấm năm 1616. Cũng chính Hồng y Bellarmin, người đã kết
án Bruno, tiếp tục xử án Galilée (một đồ đệ khác của Copernic). Cuộc tuyên án
chung thẩm và việc thệ tuyệt của Galilée xảy ra năm 1633, và ông được nhắc nhở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.