TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 576

khảo sát năng lực, về tính cân bằng cần giữ gìn giữa văn hoá sách vở và sự quan
sát thiên nhiên, về vai trò của vui chơi, tiêu khiển v.v… Âm vang của tác phẩm
này rất rộng tại Châu Âu.

Không có hai chân lí

Sự đối nghịch giữa lí trí (hay ánh sáng tự nhiên) và niềm tin là rõ ràng trong trào
lưu theo Averroes ở Padoue (nhất là với Pomponazzi) nhưng không thể diễn ra ở
đây. Khẳng định sự tồn tại của một thứ chân lí nhị trùng là mang tính báng bổ bởi
vì Chân lí không hề cách li với Thiên Chúa: "Ta là Chân lí, là Đường đi, là Sự
sống" (Tự ngôn sách Phúc âm). Ánh sáng tự nhiên không thể đánh lừa chúng ta.

Làm như thế người ta đã cắt đôi ngay lập tức ra thành hai mảnh vương quốc của
ánh sáng: điều này là đúng trong ánh sáng của thiên nhiên, điều kia là đúng trong
lãnh vực của niềm tin. Hãy bịt lại những miệng lười không chuyên nên nói nhảm!
Họ nói như thế bởi vì họ không hiểu họ đang nói gì. thật vậy, cũng giống như con
mắt và trong mỗi giác quan có một sức mạnh nào đómang chúng đến sự hoà hợp
và có thể nói là đến sự hữu hảo với đối tượng của chúng (1), cũng vậy trong tinh
thần có một lực, một sự phán đoán và một tài năng hướng về đối tượng mà không
ai không biết rằng đó là đối tượng thực chứ không phải đối tượng giả.

Để hiểu và theo dõi đối tượng thực này, những chủng tử (hạt mầm) đã được thiên
nhiêm gieo vào trong tinh thần của chúng ta (2), giống như cách mà trong con
mắt có cái lực tự nhiên dành cho việc nhìn ra màu sắc. Nhự vậy, những chân lí
mà chúng ta đạt đến, chúng ta được soi đường dẫn lối để đến với chúng nhờ ánh
sáng từ cây đuốc tuệ thiên nhiên; nhưng những chân lí mà chúng ta không đạt đến
điều ấy do bởi lẽ rằng đối với chúng, chúng ta bị tước mất ánh sáng của thiên
nhiên; cuối cùng có những điều sai lầm, nhưng chúng ta lại diễn kịch như đúng
bởi một lí do cái nhiên, chúng ta nhầm lẫn về bản chất của chúng do vì mật độ
bóng tối phủ dày hay do vì một ánh sáng giả tạo nào đó (3) giống như ánh sáng
thật, mà chúng nhận được sự định danh là tương tự…

Hãy nói tôi nghe xem nào! Khi tôi thấy, bị bẻ cong trong nước, một mái chèo
thẳng (4), thị kiến này phải chăng đến từ thiên nhiên? - Không, bạn trả lời: thị
kiến này, trái lại, đến từ một sự lừa dối mà con mắt phải chịu vì một nửa cặp đôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.