tương ứng, trong phần cốt yếu, với cơ học về các môi tường liên tục (Mécanique
desmilieux continus). Như vậy đúng hơn chính là phần hai của những khoa học
mới đã bảo đảm thành công nhanh chóng của tác phẩm. Phần này nghiên cứu
chuyển động địa phương, theo phương thức diễn dịch, gợi cảm hứng từ khươn
mẫu toán học Euclide. Chuyển động thẳng hàng, đồng dạng hay gia tốc đều, trở
thành đối tượng của một xây dựng khái niệm chính xác. Trong trường hợp của
chuyển động đều, nó được trình bày dưới hình thức công lý, từ những định nghĩa
của Euclide về những đại lượng tỷ lệ, xác định rằng chỉ những đại lượng đồng
chất mới có thể được đặt vào tương quan.
Bằng cách đó Galile tự trang bị cho mình những phương tiện toán học nhằm đề
cập vấn đề khó khăn về chuyển động của các cổ thể nặng. Nhưng ông chưa giải
minh tường tận những nguyên lý lớn mà vài ba thập kỷ sau sẽ cho phép Christian
Huygens (1629-1695) và Isaac Newton (1642-1727) định hình tổ chức diễn dịch
của cơ học cổ điển. Thực thế, Galile vì chưa thể quan niệm một cố thể vật lý phi
trọng lượng nên không đủ khả năng để công thức hố một cách rõ ràng nguyên lý
quán tính (le principe de l’inertie). Lại nữa, mặc dầu ông phát biểu rõ ràng, trong
ngày thứ tư, nguyên lý kết hợp tốc độ, rất cốt yếu để xác định những đưường đi
của các vật thể được ném ra, song Galilée đã không nói lên đủ tầm mức của
nguyên lý này.
Tuy nhiên Galile cũng là người đầu tiên kỉ hà hóa (gomtriser) chuyển động của
các vật thể nặng, bằng cách chấp nhận rằng mọi vật đều có chuyển động rơi như
nhau, những khác biệt đến từ lực cản của không khí. Sự rơi trên một mặt nghiêng
cũng có những đặc tính đó nhưng trong trường hợp này "gia tốc" giảm với góc
nghiêng. Trên một mặt phẳng nằm ngang, khi động tử đến đầu mút, chuyển động
đồng dạng và thẳng hàng của nó kết hợp với chuyển động rơi và tạo thành một
đạn đạo hình parabole.
Công cuộc tập đại thành diễn dịch của Huygens.
Hai nguyên lý quán tính và kết hợp vận tốc phần lớn được xây dựng và tập đại
thành bởi Christiaan Huygens trong quyển Horologium Oscillatorium (Paris,
1673). Ông này được gợi hứng đồng thời bởi Những Diễn từ của Galile v phương
pháp luận của Descartes. Trong quyển Những nguyên lý triết học, phần hai,