Và nếu như người ta có thể lãnh hội được hữu thể, người ta cũng không thể giải
thích cho ai khác. Bởi vì, nếu có những hữu thể nhìn thấy được, nghe được và nói
chung là cảm nhận được, và tồn tại bên ngoài chúng ta, thì về những hữu thể này,
những cái nhìn thấy được, do thị giác lãnh hội, những cái nghe được bởi thính
giác và những giác quan này không thể hoán đổi vai trò cho nhau. Như vậy thì,
làm thế nào người ta có thể khải lộ những hữu thể này cho người khác? Bởi vì
phương tiện mà chúng ta có thể khải lộ là diễn từ; và diễn từ chẳng phải là những
chất thể hay những hữu thể: như vậy, cái mà chúng ta khải lộ cho những người
chung quanh không phải là những hữu thể; chúng ta chỉ khải lộ cho họ một diễn
từ, nó khác với những chất thể (1). Cũng giống như cái thấy được không trở
thành cái nghe được, hay ngược lại cũng vậy, hữu thể vốn ở bên ngoài chúng ta,
không thể trở thành diễn từ của chúng ta: vì không phải là diễn từ, nó không thể
được bộc lộ cho người khác.
SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà toán học.
(1) Diễn từ phát biểu ý nghĩa, chứ không phải chính sự vật.
CA TỤNG HÉLÈNE _ NHAN SẮC KHUYNH THÀNH
Sự độc đoán của diễn từ
Trong Ca tụng Hélène, một bản văn để cho môn đệ học thuộc lòng, Gorgias thích
thú biện hộ cho cô con gái yêu của thần Zeus và nàng Léda, về những tai hoạ từ
cuộc chiến thành Troie mà nguyên nhân chính là do nhan sắc khuynh thành của
nàng ( Hélène là vợ của Ménélas, vua xứ Sparte, lại bỏ chồng theo hoàng tử Paris
về thành Troie, vì thế đã gây nên cuộc chiến giữa liên quân Hy lạp với thành
Troie đưa đến kết cuộc bi thảm là thành này bị san thành bình địa, từ vua quan
cho đến dân chúng đều bị giết sạch). Nàng Hélène có trách nhiệm về những gì đã
xảy ra hay không? Hẳn là không, nếu chẳng phải là vì sức mạnh của diễn từ mà
nàng buộc lòng nhượng bộ.
GORGIAS
Những lời niệm chú cuồng nhiệt đưa lại cho chúng ta sự khoái ý qua hiệu ứng của
ngôn từ và xua đi sầu muộn. Bởi vì sức mạnh của phù chú, trong tâm hồn, hoà