TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 307

Trường phái hoài nghi

(Le Scepticisme)

Trái với ý nghĩ quen thuộc, chủ nghĩa hoài nghi của Hy Lạp không phải là một
loại chủ nghĩa hư vô (nihilisme). Đúng hơn nó là một thứ chủ nghĩa hiện tượng
theo kiểu Protagoras. "Hiện tượng thắng thế hơn tất cả, khắp nơi nào mà nó có
mặt" (Timon, trích dẫn bởi Diogène Lašrce)

Người sáng lập ra trường phái hoài nghi là Pyrrhon, người đưông thời với đại đế
Alexandre và đại sư Aristote; ông được môn đồ của mình là Timon kế thừa và
phát huy trong những bản văn về vật lý quan niệm của Pyrrhon về chủ nghĩa hiện
tượng (le phénoménisme): mọi tri giác vừa tương đối với cảm giác và cái khả
giác, và sẽ là giáo điều khi có cao vọng tuyên bố về yếu tính của vạn vật hay
khẳng định tự thân vạn vật là gì.

Vào đầu thế kỷ thứ ba trước CN, trường phái hoài nghi bị che mờ toàn diện. Thực
vậy, đây là lúc đắc thời của chủ nghĩa Épicure và chủ nghĩa khắc kỷ. Nhất là chủ
nghĩa khắc kỷ xây dựng lý thuyết về biểu tượng toàn diện (théorie de la
représentation compréhensive). Chẳng những không bị mất giá mà phantasia hay
trí tưởng tượng còn được ban cho khả năng tìm hiểu, lãnh hội hay tri giác nguyên
nhân bên ngoài của biểu tượng. Tất cả những cuộc tranh luận gây sôi động đời
sống khoa học, trí thức và triết học, xoay quanh biểu tượng toàn diện này. Truyền
thống lịch sử trường phái hoài nghi đã phạm một sai lầm rất lớn khi lẫn lộn
Académie với chủ nghĩa hoài nghi, khi lướt qua không chịu để ý đến những điểm
khai minh của Sextus Empiricus đã tố cáo ý đồ gây lẫn lộn này.

Vào một thời muộn hơn, nhưng không thể xác định rõ niên biểu, Aenésidème nối
lại truyền thống với Pyrrhon và cho rằng mình đập đổ biểu tượng toàn diện và trở
về với hiện tượng như là tiêu chuẩn: đó là thời đại lớn của chủ nghĩa tương đối:
"Tất cả đều tương đối." Chứng nhân có thẩm quyền của thời đại này là Sextus
Empiricus người vào thế kỷ thứ hai đã biên soạn bộ sách ba quyển gọi là
Hypotyposes pyrrhoniennes, tiếp theo bởi bộ năm quyển Chống lại những kẻ giáo
điều (Chống lại những nhà toán học) và bộ sáu quyển Chống lại các giáo sư. Ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.