TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 314

Thiên văn học của người Hy Lạp hay làm
thế nào để cứu vãn các hiện tượng?

Người Hy Lạp cổ đại đã lồng những hiện tượng trên trời vào thế giới của mình.
Chuyển động biểu kiến của mặt trời và của những cái bóng, sự xoay tròn ban
ngày của vòm trời (cũng được gọi là thiên cầu những cố thể vì được vật chất hoá
bởi những vì sao xa đến độ chúng hiện ra với chúng ta như thể là cố định, cái này
so với cái kia), sự biến đổi của vòm trời này suốt dọc theo chiều dài của năm; đặc
biệt là, với những chòm sao mùa đông và những chòm sao mùa hè, các tuần trăng
là thành phần gắn liền với môi trường thiên nhiên và có thể biểu thị sự đóng góp
cụ thể và không thể thay thế để cho phép việc định hướng, việc hàng hải và việc
đo thời gian nhờ vào tính đều đặn của chúng.

Tuy nhiên, tính xoay tròn và tính đồng dạng của các chuyển động lại chệch choạc
đi bởi những tinh tú gọi là "lang thang" nghĩa là những hành tinh được biết đến
lúc đó (Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, thêm vào là Mặt trời
và Mặt trăng) chúng vẽ theo chu kỳ những đường vòng kiểu đi thụt lùi. Những
hình này, ngày nay được giải thích bởi sự khác biệt trong tốc độ của Quả đất và
tốc độ của những hành tinh trong quá trình quay quanh Mặt trời của chúng, thì
lúc đó, phải được mô tả nhờ vào một sự phối hợp những chuyển động vòng tròn
đồng dạng theo những tín điều triết học của thời đại mà ảnh hưởng của Platon là
đặc biệt đáng kể, một ảnh hưởng sẽ còn uy lực trong suốt hai mươi thế kỷ? Theo
Platon nhà thiên văn học thực sự là kẻ đi tìm kiếm sự kết hợp lý tưởng này chứ
không phải người quan sát nhắm đến một lợi ích thực tiễn nào đấy (như để đi
biển, làm lịch v.v…) Do đó, từ giữa các năm 600 đến 400 trước CN, thiên văn
học trước tiên là việc của các nhà thơ và các triết gia.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ tư tr.CN xuất hiện những hệ thống đầy đủ và thuần lý mô tả
vũ trụ. Nhà toán học Eudoxe de Cnide (408 - 355 tr.CN) kết hợp những sự xoay
tròn của nhiều cầu thể nối kết với nhau và cùng tâm để giải thích những bất quy
tắc của các hành tinh. Nhưng chính Aristote là người khởi thảo tổng hợp đề lớn
đầu tiên về các khoa học thời cổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.