TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 575

Vivès (1492 - 1540)

Sinh ra ở Valence vào năm khám phá ra Châu Mỹ bởi Christophe Colomb và
cũng là năm trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha, Juan Luis Vivès đích thị
xuất thân từ một gia đình những converses (những người Do Thái cải đạo sang
Cơ Đốc giáo), nhưng sau đó vẫn bị bách hại. Chạy trốn toà án dị giáo, ông đến
nước Pháp để tiếp tục việc học tập. Là nhà nhân văn lớn, ông là bạn của Érasme
và của More, của Busé và của nhiều người khác. Giáo sư ở Louvain và được
Charles_Quint bảo hộ, năm 1522 ông khước từ ghế giảng sư ở Alcala, Tây Ban
Nha, nhưng chấp nhận ghế giảng sư ở Oxford. Sau đó ông dứt khoát trở về
Bruges, cần mẫn với công việc nghiên cứu và trước tác cho đến lúc mất.

Vivès muốn chống lại một thứ kinh viện suy đồi (trong tác phẩm Chống lại những
nhà biện chứng giả hiệu) họ lạm dụng ngữ chiến (la logomachie) để phí thì giờ,
phí bút mực một cách rất là… lãng nhách; ngược lại, ông cách tân khoa sư phạm,
đưa ra những phân tích quan trọng nhất của ông trong bộ bách khoa tri thức Về
sự truyền đạt tri thức (De tradendis disciplinis). Khoa tâm lý học hiện sinh của
ông dựa trên phương pháp nội quan (l’introspection) và phân loại những tính tình
trong khi khởi thảo một quan niệm về những "hạt giống chân lí" (semences de
vérité) mà con người mang sẵn nơi mình từ khi mới sinh ra và nó phải biết phát
triển. Đầy tinh thần triết lí, ông cũng chứng tỏ là một tín đồ Cơ Đốc nhiệt tâm và
giảng luận quyển Nước Chúa (La Cité de Dieu) của thánh Augustin. Người bảo
vệ hoà bình, ông cũng là một nhà dân chủ trước khi có từ này, tranh đấu chống lại
bất công xã hội và kinh tế.

SỰ TRUYỀN TRAO KIẾN THỨC (Sur la transmission des connaissances)

Về nguyên nhân sự suy đồi của các nghệ thuật (Des causes de la corruption des
arts) là thành phần của bộ sách khảo luận sư phạm đồ sộ mang tựa đề Về sự
truyền trao kiến thức và xuất hiện ở Anvers vào năm 1531. Là tác phẩm quan
trọng nhất của Vives, nó tạo thành một tuyên ngôn thật sự của Chủ nghĩa nhân
bản Châu Âu. Tác giả đề xuất một sự cải cách giáo dục và văn hoá, bao gồm từ
những chương trình học, tương quan giữa thầy trò, về quá trình dân chủ hoá việc
giảng dạy và việc chuyển giao trí thức, về bản chất của các trường học, về việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.