Thế kỷ ánh sáng
(Le Siècle des Lumières)
LOCKE - SHAFTESBURY
BERKELEY - HUME
VICO
MONTESQUIEU - CONDILLAC
MESLIER - LA METTRIE
HELVETIUS - DIDEROT
D’HOLBACH
ROUSSEAU - CONDORCET
KANT - JACOBI
FICHTE - SCHELLING
TRIẾT HỌC ANH QUỐC VÀO CÁC THẾ KỶ XVII - XVIII
Locke và nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy nghiệm Anh.
Kinh nghiệm được tra vấn - dầu đó là sự quan sát của trẻ con hay những quan sát
mà mỗi người có thể thực hiện trên chính mình - chứng thực rằng chính từ kinh
nghiệm mà con người rút ra tất cả những tri thức của mình. Không có gì nơi trí
tuệ mà lại không có nguồn gốc và nền tảng trong "những quan sát mà chúng ta
thực hiện trên những đối vật khả giác bên ngoài hay trên những hoạt động bên
trong của tâm hồn chúng ta". Mọi ý tưởng của chúng ta đều phái sinh từ kinh
nghiệm. Nhưng chủ nghĩa duy nghiệm của Locke (1637 - 1704) gần với chủ
nghĩa duy nghiệm của Gassendi hơn là của Aristote hay của Thomas d’Aquin vì