TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 910

Khảo luận về những nguyên lý của tri
thức con người

(A Treatise concerning the Principles of Human Knowledge)

Đối tượng của bộ Khảo luận về những nguyên lý của tri thức con người (tiếng
Pháp: Traité sur les principes de la connaissance humaine), 1710, là một cuộc tra
vấn về những nguyên nhân chính của sự sai lầm và khó khăn trong các khoa học
cũng như về những nền tảng của "chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa vô thần và vô
tôn giáo". Vậy mà niềm tin vào những ý tưởng trừu tượng làm cho chúng ta mãi
mãi xa lìa thực tại. Hiện hữu là gì, nếu không phải là tri giác, được tri giác hay
ước muốn, nghĩa là hành động "Không có gì hiện hữu bên ngoài con người suy tư
và đối tượng được suy tư" (Rien n’existe en dehors de ce qui pense et de ce qui
est pensé).

Cách thế hiện hữu của thế giới khả giác: hiện hữu là được tri giác (Être, c’est être
perçu)

Nghĩ rằng những sự vật khả giác có thể hiện hữu bên ngoài những tinh thần hay
những vật suy tư tri giác chúng, đó quả là bất khả tư nghị (inintelligible). Khái
niệm vật chất hay bản thể cơ thể thì phi lý và mâu thuẫn. Đó là lời khẳng định
chính của triết học Berkeley: chủ nghĩa phi vật thể (l’immatérialisme).

Sau đây chúng tôi xin trích mấy đoạn trong phần giới thiệu và những đoạn đầu
tiên của bộ Khảo luận về những nguyên lý của tri thức con người, chúng chứa
đựng sự lập thuyết (la formulation) của triết học Berkeley.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.