kiến được lắng nghe. Trình bày chuyện cũ không dám bóp méo, khẩn
cầu dùng đức hạnh của thánh thượng để nói rõ.
Bệ hạ trời sinh thánh trí, thừa thiên mệnh, lên ngôi hoàng đế, đã
được thử thách. Đa tài đa nghệ, đức hạnh thể hiện ở việc cứu khốn phò
nguy; văn hưng võ thịnh, công nghiệp được tạo nên nhờ kế thừa di chí
của các bậc tiền bối. Muôn phương quy thuận, thiên hạ thanh bình yên
định. Có thể nói, dù công cao đức hiển cũng không thể kiêu xa dâm
dật, phải ngày càng cẩn thận. Nghiên cứu các sách lược trị nước kiệt
xuất thời cổ, dành trọn tâm tư cho chính vụ đương đại. Đêm khuya
đọc sách, công cao hơn Hán Quang Võ Đế; đọc sách trên chiến mã,
cần cù vượt qua Ngụy Võ Đế. Bệ hạ tự cường không nghỉ như thế mà
lại để Thái tử du nhàn hưởng lạc, bỏ phí tuổi xuân, không học đồ thư
điển tịch, ấy là điểm thứ nhất thần lấy làm không hiểu. Ngoài ra, bệ hạ
tạm thời không giải quyết chính vụ, gửi gắm tâm tư trong từ chương
thư pháp. Suy nghĩ xoay vần trên văn chương, khiến cho Ngân hà mất
đi vẻ rực rỡ; câu chữ tinh tế trình bày trên thánh chỉ, giống như ráng
chiều di chuyển tạo nên mây màu. Quả thực là đứng hàng đầu trong số
các bậc quân vương xưa nay, khiến họ trở nên nhỏ bé; từ phú của
Khuất Nguyên, Tống Ngọc không đủ xứng là nhập môn; thư pháp của
Chung Hệ, Trương Chi sao có thể nói là tinh thông. Bệ hạ tự tôn tự
trọng như vậy mà Thái tử lại thoải mái nhàn cư, không dụng công vào
văn chương thư pháp, đây là điểm thứ hai khiến thần lấy làm không
hiểu. Bệ hạ hoàn toàn hội đủ tinh hoa của vạn vật, đứng hàng thiên hạ
đệ nhất mà vẫn ẩn chứa thánh trí, không ngại học kẻ dưới các kiến
thức phổ thông. Bởi vậy có thể biết được chính lệnh của triều đình có
đúng đắn hay không, trong lòng trăm họ yêu hay ghét; mọi việc bất kể
lớn nhỏ cũng đều quan tâm hỏi han. Bệ hạ làm việc khiêm tốn cẩn
thận như thế, mà nay Thái tử lại vào cung hầu hạ lâu dài, không đi tiếp
xúc với những người hiền đức, đây là điểm thứ ba thần lấy làm không
hiểu. Nếu bệ hạ cho rằng không có ích, thì bản thân hà tất phải nhọc