TRINH QUÁN CHÍNH YẾU - PHÉP TRỊ NƯỚC CỦA ĐƯỜNG THÁI TÔNG - Trang 13

Trẫm thấy khanh nhiều lần dâng sớ, thực là vô cùng trung thành.

Lời nói của khanh rất sát thực tế, ta đọc mà quên mệt mỏi, thường đọc
cho đến đêm khuya. Không phải lòng quan tâm đến nước nhà của
khanh sâu đậm, trong đại nghĩa mà chỉ dẫn ta thì sao có thể viết ra
sách lược hay cho trẫm đọc để bù đắp chỗ thiếu sót của trẫm? Trẫm
nghe nói, Tấn Võ Đế sau khi bình định Đông Ngô đã theo đòi cuộc
sống kiêu xa dâm dật, không còn lưu tâm trị nước. Thừa tướng Tấn
triều Hà Tăng sau một lần bãi triều đã nói với con là Hà Thiệu: “Mỗi
lần cha lên triều gặp chúa thượng, chúa thượng đều không bàn sách
lược lâu dài trị nước, chỉ nói những điều bình thường, đó không phải
là người có thể để giang sơn lại cho con cháu, có thể tránh được họa
sát thân”. Lại chỉ vào tất cả các cháu, nói: “Lớp người này nhất định sẽ
chết vì gặp thời loạn”. Đến thời cháu của Hà Tăng là Hà Tuy quả
nhiên bị Đông Hải Vương Tư Mã Việt lạm dụng hình pháp giết chết.
Sử sách tiền nhân viết ca ngợi Hà Tăng, cho rằng ông ta có cái sáng
suốt biết nhìn trước. Trẫm thấy không phải như vậy, trẫm cho rằng Hà
Tăng không trung với vua mình, có tội rất lớn. Là kẻ bề tôi, khi lên
triều phải tận trung vì nước, khi bãi triều phải tu thân sửa lỗi. Vua làm
điều đúng phải thuận thế trợ giúp cho thành công, vua có điều sai phải
uốn nắn sửa chữa, đó là phương pháp giúp vua tôi đồng lòng trị nước.
Hà Tăng làm quan đến thừa tướng, địa vị cao mà danh vọng nặng,
phải nói thẳng không e dè, nghiêm khắc khuyên can, luận về đạo trị
nước để phò tá thời chính. Ấy vậy mà sau khi bãi triều mới đem ra bàn
tán, khi lên triều lại không nói thẳng, ca ngợi hạng người đó là bậc
minh trí, chẳng phải là hoang đường sao? Nước nhà nguy cấp mà
không phò trợ, sao có thể dụng hạng người đó làm thừa tướng? Ý kiến
khanh tâu lên giúp trẫm biết được lỗi mình. Trẫm sẽ đặt nó lên bàn,
giống như Tây Môn Báo đeo da mềm, Đổng An Vu đeo cung trên
người, luôn nhắc nhở mình. Ắt sẽ kịp thời bù đắp, thu được hiệu quả.
Trẫm sẽ không để cho bài hát “Khang tai lương tai” chỉ thịnh hành ở
thời Ngu Thuấn. Mối quan hệ như cá nước giữa vua và tôi cuối cùng
đã hiện rõ ở ngày nay. Trả lời thiện ngôn của khanh tuy có chậm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.